Một khu đô thị quy mô lớn đang được đầu tư xây dựng tại tỉnh giáp ranh TP.HCM
Thông tin trên được CBRE Việt Nam đưa ra trong buổi họp báo công bố báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM quý 2/2020 tuần qua.
Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam, Phạm Ngọc Thiên Thanh cho biết, sự hình thành của các khu đô thị quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha với đa dạng loại hình được xem là điểm nhấn đáng chú ý tại thị trường nhà ở các tỉnh lân cận TP.HCM. Các khu đô thị này được hình thành dọc theo các tuyến giao thông kết nối TP.HCM và các tỉnh thành.
Những dự án khu đô thị này đã chào bán một số giai đoạn với tỷ lệ bán đạt 70-100%. Tuy nhiên, trong tương lai gần các khu đô thị này phải đối mặt với thách thức rất lớn khi theo khảo sát của CBRE, chỉ có 10% người mua tại các khu đô thị vùng ven với mục đích để ở, 90% còn lại là nhà đầu tư.
“Bài toán làm sao để thu hút được cư dân về sinh sống tại những khu đô thị này rất khó khăn. Chỉ trong một vài năm tới rất có thể thị trường sẽ chứng kiến những khu đô thị dù đã bán xong nhưng không có người về sinh sống”, bà Thanh đặt vấn đề.
Theo khảo sát của CBRE, phần lớn các nhà đầu tư các nhân đến từ TP.HCM mua bất động sản ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương là để đầu tư. Họ tìm kiếm các sản phẩm bất động sản và “xuống tiền” từ giai đoạn đầu tiên, sau đó đợi tăng giá và bán lại.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam cho biết, đây không phải là lần đầu tiên thị trường xảy ra tình huống này và TP.HCM cũng không phải khu vực đầu tiên.
Ông Kiệt lấy ví dụ nhiều dự án ở quận 9 chạy theo hạ tầng nhiều người mua là nhà đầu tư nhưng hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu ở và phải bỏ trống trong thời gian dài, mãi đến sau này khi hạ tầng phát triển, có đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cư dân mới bắt đầu về ở.
Với khu vực phát triển mới, nhóm khách hàng đầu tiên luôn là các nhà đầu tư. Họ là những người tận dụng thị trường tốt, có lợi thế về nguồn tài chính sẵn có để nhảy vào giai đoạn đầu tiên và kỳ vọng tăng giá. Kỳ vọng với bất cứ nhà đầu tư nào sẽ là muốn bán cho một nhà đầu tư khác hoặc người mua để ở. Còn người mua để ở cuối cùng khi nào về sống các đô thị vệ tinh phụ thuộc vào tốc độ phát triển hạ tầng không chỉ của dự án mà còn cả hạ tầng khu vực, bên cạnh đó là các tiện ích điện – đường – trường – trạm.
Làm sao để thu hút người về sinh sống, câu hỏi này sẽ được trả lời khi các tiện nghi, tiện ích cần được đầu tư. Để làm được như vậy, đòi hỏi chủ đầu tư phải có tiềm lực tài chính và hiện thực hóa cam kết cho những người mua một cách mạnh mẽ”.
-
Bất động sản vùng ven cần 10-20 năm nữa để phát triển
CafeLand - Nhận định này được bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội của JLL Việt Nam, đưa ra trong một cuộc trao đổi mới đây về diễn biến cũng như dự báo thị trường bất động sản vùng ven trong tương lai.
-
CBRE, JLL và một loạt đại gia dịch vụ bất động sản gặp khó
Các nhà phân tích cho biết sự biến động liên tục liên quan đến virus corona trong quý 2 có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các công ty cung cấp dịch bất động sản lớn như CBRE, JLL hay Cushman&Wakefield.
-
Chuyên gia lo “thành phố ma” xuất hiện khi phát triển đô thị vùng ven
CafeLand - Việc các khu đô thị phát triển ra các vùng ven là xu hướng tất yếu. Thế nhưng các chuyên gia cảnh báo nguy cơ xuất hiện đô thị không người ở nếu các khu đô thị này không có đủ tiện ích để đáp ứng nhu cầu an cư của người dân....
-
CBRE: Nhu cầu kho vận và giao thương sẽ tăng trưởng mạnh
CafeLand - Theo CBRE, chi phí lao động gia tăng, tranh chấp thương mại và dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy các nhà sản xuất toàn cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của họ trên khắp châu Á, trong đó Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn....