Tại tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là dự án trọng điểm quốc gia, các bộ ngành đã nhiều năm chuẩn bị và thống nhất ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể, bốn phương pháp huy động nguồn lực.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng. Ảnh: VGP
Theo đó, 3 nhóm giải pháp gồm: Các ngành, địa phương đổi mới mô hình tăng trưởng để góp phần tăng thu ngân sách hàng năm; Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và cuối cùng là sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt để thu hút nguồn lực tài chính, đầu tư.
Với 4 phương án huy động nguồn lực, thứ nhất là xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho 3 giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của luật Ngân sách.
Trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao; kết hợp cả ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án.
Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức đối tác công tư (PPP).
Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.
Thông tin thêm về nguồn lực thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, quy mô nền kinh tế năm 2023 đã đạt 430 tỷ USD, nợ công cũng ở mức khoảng 37%.
Theo tính toán của tư vấn và các bộ, ngành liên quan, để hoàn thành đường sắt tốc độ cao vào năm 2035, cần bố trí vốn trong khoảng 12 năm.
Mỗi năm bình quân cần 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 - 2030 nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn như hiện nay (chiếm 5,5 - 5,7% GDP). Nguồn vốn này bằng khoảng 1,3% GDP năm 2023 và khoảng 1% GDP năm 2027 - thời điểm khởi công dự án.
-
Vị trí 20 nhà ga của tuyến đường sắt 3,4 tỉ USD Thủ Thiêm – Long Thành được đề xuất nằm ở đâu?
Theo đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành được đề xuất xây dựng với 20 nhà ga gồm 4 ga ngầm và 16 ga trên cao. Trong đó, một khu vực đặc biệt của Đồng Nai có dự án đi qua sẽ có 7 nhà ga.
-
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD: Doanh nghiệp Việt sẽ được “thử sức”
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD.
-
Những con số ấn tượng về đường sắt cao tốc Bắc Nam hơn 67 tỷ USD
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD đang thu hút sự chú ý với những con số đầy ấn tượng. Với chiều dài hơn 1.500km từ Hà Nội đến TP.HCM, siêu dự án này hứa hẹn mang đến bước ngoặt lớn cho hạ tầng giao thông và phát triển...
-
Loại THÉP LÀM TANH LỐP Ô TÔ là gì mà ông chủ Hòa Phát nói KHÓ SẢN XUẤT hơn cả thép đường ray tàu cao tốc?
Theo bảng phân cấp chất lượng, thép làm ổ bi, lò xo van, lò xo hợp kim, thép làm tanh bố lốp ô tô… được xếp vào mức cao nhất. Nói đơn giản theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, làm loại thép này khó 10 thì làm thép đường ray tàu cao tố...
-
Một doanh nghiệp khẳng định làm được loại thép khó hơn cả đường ray, trước đó đã sản xuất ra container “made in Vietnam” được nhiều nước săn đón
Hòa Phát cho biết dự án Dung Quất 2 đã có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao như loại thép mỏng nằm trong lốp ô tô, có tiêu chuẩn cao hơn thép đường ray cao tốc.