UBND TP.HCM có tờ trình gửi Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Xây dựng về trình phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Đến năm 2030 diện tích sàn nhà ở bình quân đạt khoảng 27 - 30m2/người
Theo tờ trình, TP.HCM dự kiến đến năm 2030, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân toàn thành phố đạt khoảng 27 - 30m2/người, đến năm 2040 đạt khoảng 30 - 32m2/người. Định hướng phát triển nhà ở gắn với quá trình phát triển mở rộng đô thị; cải tạo chỉnh trang và tái thiết các khu vực trong thành phố nhằm nâng cao điều kiện ở và chất lượng sống của người dân đô thị, nông thôn.
Theo đó, đối với khu dân cư hiện hữu, theo điều kiện từng khu vực cụ thể, khuyến khích hợp thửa, tái điều chỉnh đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng tầng cao xây dựng và tăng tỷ lệ không gian thoáng trong các khu vực có mật độ xây dựng cao; bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để nâng cao chất lượng môi trường sống.
TP.HCM dự kiến đến năm 2030, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân toàn thành phố đạt khoảng 27 - 30 m2/người.
Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc chia tách thửa, chức năng sử dụng đất đối với các khu vực nhà ở trong các khu vực trung tâm hiện hữu, các khu dân cư có mật độ cư trú cao. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với khu dân cư nông thôn đô thị hóa, khu nhà ở riêng lẻ để bảo đảm tiêu chí, chất lượng đô thị theo hình thức và lộ trình phù hợp.
Tập trung di dời và tái phát triển các khu vực ven và trên kênh rạch kết hợp tái định cư tại chỗ; cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ, xây dựng giải pháp phân bố dân cư hợp lý tại các khu vực quy hoạch, cân đối tại chỗ để đáp ứng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh… tại khu vực, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Đối với khu dân cư xây mới, quy hoạch định hướng phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới, đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Khuyến khích phát triển theo mô hình đô thị nén, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; gắn với việc hình thành, mở rộng các khu vực có nhu cầu sử dụng lao động như khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, trường đại học... để cung cấp chỗ ở tại chỗ cho các đối tượng lao động và tối ưu khoảng cách đi lại.
Dành khoảng 1.400ha đất để làm nhà xã hội
Đối với nhà ở xã hội, sẽ phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung, nhà ở công nhân, nhà ở học sinh, sinh viên… đồng bộ với việc phát triển các trung tâm đào tạo, khu công nghiệp, khu chế xuất tại các phân vùng phát triển của Thành phố, tập trung về các khu chức năng của đô thị, các khu vực phát triển TOD và các khu vực trọng điểm phát triển với tổng quy mô quỹ đất đến năm 2040 trên địa bàn Thành phố khoảng 1.400ha.
Ưu tiên phát triển quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho thuê, xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên; xây dựng quỹ nhà ở chính sách (dành cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng). Việc xác định cụ thể vị trí dự án phát triển nhà ở xã hội được quyết định tại các cấp quy hoạch theo quy định, chương trình phát triển nhà ở và công tác chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng.
Đối với các khu dân cư nông thôn, định hướng kiểm soát việc mở rộng, xây dựng nhà ở tại khu dân cư nông thôn hiện hữu nhằm quản lý sử dụng đất hiệu quả, đúng chức năng sử dụng đất, tạo lập hình thái kiến trúc khu vực nông thôn có bản sắc.
Khuyến khích bảo tồn, tôn tạo kiến trúc nhà ở truyền thống; nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức nhà ở nông thôn có chất lượng tiện nghi tương đồng với khu vực đô thị.
-
Diễn biến mới tại tuyến đường sắt chạy 120km/h kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành
HĐND tỉnh Đồng Nai nhất trí để TP.HCM làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành. Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 42km, tốc độ thiết kế 120km/h với tổng mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.
-
Đề nghị bổ sung quy hoạch tuyến metro hơn 4 tỷ USD nối Quận 7 với Cần Giờ
Sở Giao thông Công chánh TP.HCM vừa có công văn đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung tuyến metro kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án quốc gia. Tuyến metro này dài 48,7 km, có quy mô đường đôi, tốc độ thiết kế lên tới 250 km/h, với tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).








-
Quận 8 và Bình Thạnh sắp "thay da đổi thịt" với hai dự án hơn 16.000 tỷ đồng
TP.HCM đang triển khai hai dự án lớn nhằm cải thiện môi trường và chỉnh trang đô thị, đó là cải tạo bờ Bắc kênh Đôi (Quận 8) và rạch Văn Thánh (Quận Bình Thạnh), với tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng....
-
Danh sách và lộ trình đầu tư 14 khu công nghiệp mới với diện tích 3.833 ha tại TP.HCM
TP.HCM dự kiến đầu tư 14 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 3.833 ha. Trong đó, giai đoạn 2025 - 2027, đầu tư 4 khu công nghiệp là Phạm Văn Hai I, Phạm Văn Hai II, Vĩnh Lộc 3 và Nhị Xuân.
-
Tin vui cho hàng triệu người thuê trọ tại TP.HCM
TP.HCM sẽ tính giá điện, nước cho người thuê nhà trọ theo đơn giá điện nước sinh hoạt do Nhà nước ban hành. Theo đó, người thuê phòng trọ, nhà trọ sẽ được áp dụng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3 là 2.271 đồng/kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm...