Tại kỳ họp, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành đã trình bày các báo cáo thẩm tra và tờ trình về các nội dung quan trọng như: Chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh; bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất và danh mục các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2022 trên địa bàn tỉnh; bổ sung danh mục các dự án thu đồi đất năm 2022; các đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các dự án giao thông trên địa bàn một số huyện, thành phố để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Amata mở rộng, TP.Biên Hòa;…
Khu công nghiệp Amata hiện hữu có diện tích khoảng 513ha, khu vực đề xuất mở rộng dự kiến có diện tích 27,2ha nằm ở phía Đông Bắc của khu công nghiệp. Hiện nay, Khu công nghiệp Amata có tỷ lệ lấp đầy là 100%, giải quyết việc làm cho khoảng 60.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư thứ cấp.
Căn cứ vào quy hoạch phân khu B4 của TP. Biên Hòa, Công ty CP Amata Việt Nam đề xuất quy hoạch mở rộng khu công nghiệp với cơ cấu sử dụng đất gồm 18,5ha đất công nghiệp; 5,4ha đất cây xanh; 3,3ha đất giao thông, bến bãi. Sau khi mở rộng, Khu công nghiệp Amata có diện tích hơn 540ha. Trong đó, đất công nghiệp cho thuê khoảng hơn 362ha còn lại là đất làm hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh...
Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 đã được UBND tỉnh phê duyệt thì TP. Biên Hòa sẽ tiếp tục tiến hành mở rộng 4 khu công nghiệp là Tam Phước, Amata, Giang Điền, Hố Nai giai đoạn 2. Trong đó, có 2 khu công nghiệp Giang Điền và Hố Nai thuộc địa bàn H. Trảng Bom,
Đất khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa được duyệt gần 1.800 ha, năm 2022 đề xuất tăng thêm gần 800 ha, cao hơn khoảng 151 ha so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân là do chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 và điểm công nghiệp Tân Hiệp chưa thực hiện được nên vẫn tính trong chỉ tiêu hiện trạng đất công nghiệp.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2030, TP. Biên Hòa sẽ đưa vào quy hoạch sử dụng đất gần 200 ha để phát triển cụm công nghiệp nhằm ưu tiên thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trong nước vào triển khai các dự án sản xuất nhiều ngành nghề.
Trong 5 năm tới, Đồng Nai sẽ chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để triển khai hàng loạt dự án về hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch, thương mại dịch vụ.
-
Khu công nghiệp Amata sẽ được mở rộng lên hơn 540ha
CafeLand – Khu công nghiệp Amata (Biên Hoà, Đồng Nai) được đề xuất mở rộng thêm 27,2ha, sau khi mở rộng diện tích của khu công nghiệp này sẽ hơn 540ha.
-
Một doanh nghiệp chi 1.175 tỷ đồng di dời nhà máy khỏi KCN Biên Hòa 1
Công ty CP Bao bì Biên Hòa, nhà cung cấp bao bì lớn cho các thương hiệu toàn cầu như Unilever, Nestle, Pepsico, vừa công bố kế hoạch di dời nhà máy khỏi Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1, Đồng Nai. Đây là một động thái bắt buộc nhằm đáp ứng yêu cầu ch...
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.