Áp lực lạm phát gia tăng ngay từ quý 1
Chỉ số CPI bình quân quý 1 năm 2021 tăng 1,92% so với năm trước. Mức tăng lạm phát đang có xu hướng tăng dần do nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh.
Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga - nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới, đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên mức cao kỉ lục.
Lạm phát cơ bản có xu hướng tương đồng với lạm phát chung, CPI lõi bình quân tăng 0,81% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xăng, giá gas là 2 yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất tới CPI
Quý 1 năm 2022, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm: 1) Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 1,2% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,26 điểm phần trăm; 2) Giá vật liệu xây dựng tăng 8,08% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm; 3) Giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với năm trước làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm; 4) Giá gas tăng 21,04% so với năm trước làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm; 5) Giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,23 điểm phần trăm do do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dự báo lạm phát 2022
Mặc dù xuất hiện một số yếu tố rủi ro gây gia tăng áp lực lạm phát trong năm 2022, nhưng KBSV kì vọng lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt ở mức 3.8% cho cả năm 2022 do: (i) Chính sách tiền tệ hỗ trợ ở mức vừa phải của NHNN giúp cung tiền M2 ổn định và không tạo áp lực lên lạm phát (ii) Biến động giá hàng hóa, chủ yếu là giá xăng dầu ổn định hơn trong ngắn hạn nhờ việc các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bao gồm cả Mỹ, sẽ xả tổng cộng 240 triệu thùng dầu từ kho dự trữ trong 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, trong kịch bản cơ sở, KBSV cho rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ hạ nhiệt vào cuối quý 2 giúp giải toả áp lực thiếu hụt nguồn cung.
KBSv cũng cho rằng rủi ro gây gia tăng áp lực lạm phát trong các tháng tới sẽ đến từ việc giá lợn phục hồi từ mức nền thấp hiện tại. Đặc biệt áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý 2 trước khi hạ nhiệt vào nửa cuối năm, do nhu cầu trong nước hồi phục và ảnh hưởng của xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới sau khi yếu tố “độ trễ” không còn.
Cung tiền M2 tăng đều trong khoảng 12 – 14% so với năm trước
KBSV cho rằng áp lực lạm phát từ chính sách tiền tệ là chưa đáng lo ngại. Theo KBSV, hính sách tiền tệ hỗ trợ ở mức vừa phải của NHNN giúp cung tiền M2 tăng đều trong khoảng 12-14% so với năm trước, nên không tạo áp lực quá lớn lên lạm phát.
Giá xăng dầu sẽ duy trì ở mức cao nhưng không tăng nóng trong ngắn hạn, kỳ vọng hạ nhiệt vào nửa cuối năm
KBSV cho rằng trong ngắn hạn giá xăng, dầu trong nước nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì ở mức cao nhưng không tăng mạnh nhờ: i) Các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bao gồm cả Mỹ, sẽ xả tổng cộng 240 triệu thùng dầu từ kho dự trữ trong 6 tháng tới nhằm hạ nhiệt giá năng lượng, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ngã ngũ; ii) Số dư Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) đầu quý 1/2022 còn hơn 900 tỷ đồng, còn dư địa để Bộ Công thương có thể tiếp tục bình ổn giá; và iii) Chính phủ đang nỗ lực bình ổn thị trường xăng dầu khi thông qua Nghị quyết về việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 (theo Bộ Tài Chính giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong 9 tháng còn lại của năm 2022 ổn định như giá tại kỳ điều chỉnh ngày 11/3, việc giảm thuế BVMT sẽ giúp giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2022 ước khoảng 0.76%-0.85%).
Trong kịch bản cơ sở, xung đột Nga – Ukraine hạ nhiệt vào cuối quý 2, kỳ vọng giá xăng dầu giảm mạnh từ mức nền cao hiện tại trong nửa cuối năm.
Giá thịt lợn sẽ tăng lên khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg
KBSV dự báo giá thịt lợn có thể tăng lên mức 60.000 – 70.000 đồng/kg nhờ nhu cầu ăn uống hồi phục, trong khi nguồn cung thịt heo giảm do tỷ lệ tái đàn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ở mức thấp khi các yếu tố liên quan tới dịch tả lợn, giá cám cao và giá lợn thấp đã tác động tiêu cực tới tâm lý của các hộ chăn nuôi.
Dù vậy, theo KBSV, giá thịt lợn khó có thể về mốc đỉnh năm 2020 nhờ việc Chính Phủ luôn ưu tiên tăng cường nguồn cung trong nước.
-
Trong vòng xoáy lạm phát, “hầm trú ẩn” của doanh nghiệp bất động sản chính là kho dữ liệu khách hàng
Trong bối cảnh lạm phát ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, doanh nghiệp cần xác định chiến lược phát triển bền vững cho mình, lấy quản lý dữ liệu khách hàng làm nhiệm vụ trọng tâm.
-
Loạt dự án của ông lớn bất động sản nằm trong kế hoạch sử dụng đất 2025 quận Nam Từ Liêm
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Nam Từ Liêm vừa được phê duyệt, có nhiều dự án khu đô thị của Vinhomes, Handico, Tasco…
-
Hà Nội đặt mục tiêu khởi công 43 cụm công nghiệp năm 2025
Hà Nội vừa ban hành kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2025.
-
2025 sẽ là năm của khách thuê văn phòng Hà Nội?
Thị trường Hà Nội đã đạt sự đa dạng và phân hóa về vị trí các khu hành chính/văn phòng. Chính bởi vậy, khách thuê có nhiều sự lựa chọn hơn, và các lựa chọn của khách thuê sẽ không bị gói gọn giới hạn tại một khu vực nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ...