Ảnh minh họa
Một khởi đầu tốt đẹp
Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, sau một năm 2021 đầy vất vả, kinh tế Việt Nam “xông đất” năm 2022 bằng những bước đi vững chắc, có thể thấy rõ trong số liệu thống kê tháng 1.
Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn gia tăng, Việt Nam đã không áp dụng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt như trước. Các nhà hoạch định chính sách đã kiên trì theo đuổi chiến lược “sống chung với virus”, chủ yếu là nhờ triển khai chương trình tiêm chủng thần tốc. Các điều kiện này, theo HSBC, khiến cho tâm lý tiêu dùng tăng cao trở lại giúp bước tranh tiêu dùng nội địa khởi sắc. Cụ thể, sau khi giảm gần 4% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ đã tăng 1,3% trong tháng 1/2022 so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng có vẻ chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do kết quả của tháng 1/2021 khá cao.
Sản xuất mạnh mẽ trở lại
HSBC cho rằng, quan trọng nhất là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam đã bắt đầu chứng kiến những bước phục hồi mạnh mẽ khi tình hình thiếu hụt lao động tiếp tục được cải thiện. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trên 90% lao động đã trở lại TP. HCM. Tăng trưởng xuất khẩu trong tháng đầu năm đạt 1,6% cũng có vẻ không cao, bị kéo xuống do xuất khẩu điện thoại giảm tới 34%.
Tuy nhiên, sự sụt giảm này xuất phát từ hiệu ứng cơ sở: Samsung đã ra mắt mẫu điện thoại chủ lực Galaxy S21 sớm hơn thường lệ trong tháng 1/2021. S21 được tung ra năm ngoái đã đẩy xuất khẩu đi lên một cách vững vàng, HSBC kỳ vọng số liệu xuất khẩu cũng sẽ chuyển biến tích cực tương tự trong tháng 2 năm nay khi mẫu S22 ra mắt vào 25/2.
Ngoài ra, chỉ số PMI tăng cao nhất trong vòng 9 tháng qua cho thấy dấu hiệu sản lượng công nghiệp mạnh mẽ trở lại. Hầu hết các chỉ số chi tiết chính đều thể hiện sự phục hồi bền vững, dự báo một viễn cảnh lạc quan về tình hình sản xuất sẽ lấy lại phong độ như thời điểm trước COVID-19, theo HSBC
Tình hình lạm phát thế nào?
Trong khi tình hình lạm phát ở nhiều nước ASEAN (như Thái Lan và Singapore) đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều người, HSBC cho rằng lạm phát nhiều khả năng không phải mối lo lớn với Việt Nam trong năm nay.
Trên thực tế, lạm phát nhiên liệu vẫn tiếp tục gia tăng, đẩy số liệu tháng 1 lên 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, giá lương thực thực phẩm vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát do nhu cầu còn chưa tăng. Do đó, HSBC tăng nhẹ dự báo mức lạm phát bình quân của năm 2022 lên 3% so với mức dự báo trước đây là 2,7%. “Mức này cũng không cho thấy một rủi ro đáng kể cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vì vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4% của Chính phủ”, theo HSBC.
Biểu đồ 1. Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 trong ngày vẫn còn tăng cao ở Việt Nam…
Biểu đồ 2. …khả năng di chuyển của người dân tiếp tục được cải thiện.
Biểu đồ 3. Xuất khẩu tăng không nhiều trong tháng 1, chủ yếu do hiệu ứng cơ sở.
Biểu đồ 4. Chỉ số PMI tăng cao nhất trong vòng 9 tháng qua, cho thấy tiềm lực mạnh mẽ hơn
Biểu đồ 5. Chi phí vận chuyển là nguyên nhân chính khiến lạm phát toàn phần tăng
-
Căn hộ bình dân “vắng bóng”, xu hướng thuê nhà ngày càng tăng cao
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ khan hiếm, giá căn hộ lại neo cao, người dân đã bắt đầu chuyển sang xu hướng thuê nhà, đặc biệt tại các dự án có đủ tiện ích để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính....
-
Vì sao Hà Nội hoãn tìm chủ cho khu đô thị hơn 2.600 tỷ đồng tại Mê Linh?
UBND TP Hà Nội mới đây có quyết định về việc hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.
-
Thu hồi 136ha đất để triển khai hai tuyến vành đai trọng điểm của Hà Nội
Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, bao gồm đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trã...