Ngày 19/4/2019, bà Phụng (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) và bên bán đất đã đến Văn phòng công chứng tại TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng làm hợp đồng chuyển nhượng khu đất 5.700m2 tại TP. Bảo Lộc với giá 30 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, bà Phụng đã thanh toán 26 tỷ đồng (bao gồm 1 tỷ đồng đặt cọc trước đó). Số tiền còn lại 4 tỷ đồng, hai bên cam kết sau khi công trình xây dựng xong bờ kè và san mặt bằng khu đất sẽ thanh toán hết. Ngày 26/4/2019, khi bà Phụng nộp hồ sơ chuyển tên sang cho bà thì phát hiện sổ đỏ khu đất trên là giả.
Tháng 10/2016, bà Hiền (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) đăng báo rao bán thửa đất hơn 250 m2 ở quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, một người tên Minh (chưa rõ lai lịch) đến gặp bà Hiền hỏi mua đất; yêu cầu được xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu. Lợi dụng sơ hở, Minh đánh tráo sổ đỏ của bà Hiền, thuê người đóng giả bà Hiền đến Văn phòng công chứng làm hợp đồng ủy quyền cho Nguyễn Thị Hồng Hạnh đứng tên mảnh đất. Sau đó, mảnh đất này được sang tên cho nhiều người khác.
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ như sau:
Thứ nhất, theo điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng viên phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Vì vậy, việc công chứng viên xem xét tính hợp pháp của sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung là cách để thực hiện nghĩa vụ nói trên. Trường hợp, công chứng viên không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có một phần lỗi của công chứng viên.
Thứ hai, theo khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Như vậy, trong trường hợp công chứng viên không phát hiện ra sổ đỏ, giấy tờ khác là giả nên thực hiện công chứng cho hợp đồng mua bán nhà đất, gây thiệt hại cho khách hàng thì Văn phòng công chứng phải liên đới cùng kẻ lừa đảo bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 38 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ ba, công chứng viên do lỗi vô ý không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như trên. Đối với trường hợp công chứng viên với lỗi cố ý (cấu kết với kẻ lừa đảo, biết là giả nhưng làm ngơ cho qua…) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Nhiều người sụp bẫy đường dây làm giả giấy tờ
Các bị cáo trong đường dây chuyên làm giả các giấy tờ nhà đất, CMND... rồi đóng giả chủ sở hữu để thế chấp tài sản nhằm vay tiền.
-
Cảnh giác với chiêu trò “Treo đầu dê, bán thịt chó”
Nhiều căn hộ chung cư, đất nền được rao bán cắt lỗ cả trăm triệu đồng với vô vàn lý do như chơi chứng khoán lỗ, cần tiền đầu tư lĩnh vực khác,... nhưng thực tế chỉ là chiêu trò “treo đầu dê bán thịt chó” của môi giới để “dụ” người mua. Sự thật là như...
-
Trắng tay vì mua căn hộ chưa đủ điều kiện bán
“Đầu tư phải có rủi ro, chứ đợi hình thành thì không còn lợi nhuận đâu” – Khánh Huyền (Quảng Nam) được nhân viên môi giới tư vấn tại một dự án chung cư.
-
Ngân hàng Nhà nước muốn cấm cho vay đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng....