Giáo viên có được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở? Hình minh họa
Trả lời:
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, quy định Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức là các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì các nhóm đối tượng trên được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó bao gồm nhà ở xã hội là nhà chung cư).
Như vậy, trường hợp đối tượng giáo viên thuộc các nhóm nêu trên sẽ được hưởng chính sách nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.
Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện nay có 3 chương trình tín dụng hỗ trợ đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội (trong đó có giáo viên), cụ thể là:
- Hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có lãi suất vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay là 4,8%; thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm.
- Gói vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, thực hiện thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.
- Ngày 11/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP, trong đó đã có giải pháp về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được đưa ra với mục tiêu hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện "Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệm giai đoạn 2021-2030"; thực hiện trong giai đoạn 2023-2030 với đối tượng là chủ đầu tư (để đẩy mạnh nguồn cung), khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội (để hỗ trợ nguồn cầu) với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại.
Do vậy, trường hợp giáo viên thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội và đáp ứng đủ điều kiện (về nhà ở, cư trú) để được vay vốn mua nhà ở xã hội theo quy định nêu trên thì có thể tiếp cận 1 trong 3 gói hỗ trợ để vay mua nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở xã hội là nhà chung cư).
Theo quy định hiện hành, nếu giáo viên, giảng viên được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác và cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng là đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc chính là viên chức. Còn nếu như giáo viên, giảng viên là người thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay còn thường gọi là giáo viên, giảng viên hợp đồng) thì không được gọi là viên chức. Bởi quan hệ lao động ở đây gồm các bên là người lao động (giáo viên, giảng viên) và người sử dụng lao động (cơ sở giáo dục là đơn vị sự nghiệp công lập), đó chính là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động chứ không thuộc trường hợp Luật Viên chức điều chỉnh. Thế nên trong trường hợp này, giáo viên, giảng viên không phải là viên chức mà là người lao động của cơ sở giáo dục. |
-
Xem thông tin các dự án nhà ở xã hội ở đâu?
Nhà ở xã hội đang được quan tâm của nhiều người hiện nay, nhất là những người có thu nhập thấp, có nhu cầu mua nhà ở. Vậy các thông tin về dự án nhà ở xã hội, người dân có thể tra cứu, tham khảo ở đâu?
-
Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội? Điều kiện và thủ tục mua nhà ở xã hội theo quy định mới nhất là gì?
-
Năm 2025, các địa phương phải đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo một số nội dung triển khai kế hoạch phát triển nhà ở xã hội năm 2025 cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp....
-
Nhà ở xã hội: Thách thức cho cả người dân và doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp dù rất muốn làm nhà ở xã hội và số lượng người dân cần mua loại hình này cũng rất lớn nhưng các quy định về thủ tục, pháp lý và cả lãi suất cho vay đều đang gây khó cho hai nhóm đối tượng này....
-
Handico và Viglacera sắp khởi công hơn 1.000 căn nhà ở xã hội tại Hà Nội
Liên danh chủ đầu tư Handico và Viglacera dự kiến sẽ tổ chức khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội vào đầu năm 2025....