Bài 1: “Dài cổ” chờ nhà
Tại dự án Petrolandmark (quận 2, TP Hồ Chí Minh), hàng trăm khách hàng đã đóng tiền mua nhà, trong đó có người đã nộp cho chủ đầu tư đến 90% giá trị căn hộ nhưng vẫn chưa nhận được nhà. Theo một số người mua nhà, dự án đã hoàn thành được khoảng 80% nhưng việc thi công bị đình trệ do chủ đầu tư... hết vốn. Vì vậy, từ 4 năm qua, hàng trăm khách hàng mua căn hộ của dự án án này đã căng băng rôn, khẩu hiệu đòi nhà, kiện tụng khắp nơi.
Nhiều khách hàng căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư dự án Petrolandmark (TP Hồ Chí Minh) chậm bàn giao nhà.
Bà Nguyễn H.Y., một khách hàng của dự án bức xúc nói: “Tôi kí hợp đồng với chủ đầu tư từ đầu năm 2013 và đến nay đã đóng khoảng 1,7 tỷ đồng. Lúc đầu, tôi được chủ đầu tư giới thiệu đây là căn hộ cao cấp, nhiều tiện nghi hiện đại. Tôi đã bỏ ra số tiền tích góp bao năm nhưng không biết đến bao giờ mới nhận được căn hộ”. Theo bà Y., giữa chủ đầu tư và khách hàng đã có nhiều cuộc gặp mặt, trao đổi nhằm tháo gỡ khó khăn. Tháng 9 vừa qua, chủ đầu tư đã đưa ra giải pháp giải quyết tình trạng “treo” bằng cách khách hàng sẽ đóng thêm tiền để dự án có thể tiếp tục thi công. Tuy nhiên, theo các khách hàng, ý tưởng này hoàn toàn không khả thi.
“Nếu chúng tôi đóng thêm tiền cho chủ đầu tư thì ngân hàng cũng “siết” sạch số tiền này vì chủ đầu tư đang ngập trong nợ nần. Tôi được biết, chủ đầu tư đang có khoản nợ quá hạn đối với ngân hàng lên đến hàng trăm tỷ đồng”, bà Y. thất vọng nói.
Cũng “ngồi trên đống lửa”, khách hàng mua nhà tại dự án Cheery 2 (quận 12, TP Hồ Chí Minh) cho biết, thời điểm giao nhà của dự án này được lần lữa với biên độ... 3 tháng/lần. Chị T.T.B., một khách hàng cho biết: “Tôi ký hợp đồng mua nhà từ tháng 3/2013 và đã đóng 458 triệu đồng. Thời điểm đó, chủ đầu tư hứa đến tháng 6/2013 bàn giao căn hộ nhưng đến thời điểm đó không thấy căn hộ đâu, tôi cùng với một số khách hàng đã đòi lại tiền”. Tuy nhiên, chị B. vẫn còn may mắn vì đã được chủ đầu tư hoàn tiền. Hiện nay, dự án vẫn dang dở và còn nhiều khách hàng khác vẫn chờ đợi mòn mỏi ngày giao nhà. Trong đó, có những người đã ký hợp đồng mua nhà từ tháng 6/2012.
Tại Hà Nội cũng có không ít dự án “đắp chiếu phơi sương” như vậy. Anh Trần Quốc C. (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, tháng 9/2013, anh ký hợp đồng mua một căn hộ tại tòa tháp CT1 thuộc Dự án Tổ hợp chung cư cao tầng Nam Xa La tại quận Hà Đông với Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng Phúc Hà. Dự án được khởi công từ quý 3/2009 và theo mục 8.1, điều 8 của hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ phải bàn giao căn hộ chậm nhất là ngày 30/4/2014. Nhưng đến ngày 12/4/2014, Công ty Phúc Hà gửi thông báo kéo dài thời hạn bàn giao căn hộ tới ngày 30/9 với lý do công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý điều hành và tài chính dẫn tới dự án bị chậm tiến độ.
Đến nay, dù đã qua thời hạn trên nhưng nhiều hạng mục của tòa nhà vẫn chưa hoàn thiện. Anh C. cho rằng, chủ đầu tư đã vi phạm hợp đồng, coi thường khách hàng, xâm phạm quyền lợi của khách hàng mua nhà tại dự án.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...