Sản lượng tiêu thụ quý 4/2023 tăng 10%
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiếp tục được cải thiện đáng kể trong thời gian tới nhờ kênh xuất khẩu và tiêu thụ thép xây dựng hồi phục.
Cụ thể, tháng 11 vừa qua, Hòa Phát sản xuất được 623.000 tấn thép thô, tương dương tháng trước. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 709.000 tấn, tăng 12% so với tháng 10. Đáng chú ý, bán hàng thép xây dựng, thép chất lượng cao trong giai đoạn này đạt 410.000 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ.
Theo lãnh đạo Hòa Phát, thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Với sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC, nhà sản xuất này đã cung cấp ra thị trường gần 270.000 tấn, tương đương với tháng 10. Trong đó, bán hàng thép HRC tại khu vực phía Bắc đạt kết quả khả quan, tăng tới 55%.
Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp 37.000 tấn tôn mạ và 73.000 tấn ống thép các loại ra thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm hạ nguồn HRC này đạt mức tăng trưởng lần lượt 44% và 34% so với tháng trước.
KBSV cho biết, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát trong tháng 10 trước đó cũng đã tăng khoảng 8% so với tháng 9/2023.
Xét về cơ cấu thị trường, kênh xuất khẩu đóng góp lần lượt 36% và 28% vào sản lượng tiêu thụ trong tháng 10 và tháng 11/2023 của doanh nghiệp này.
Theo KBSV, tiêu thụ thép xây dựng trong giai đoạn này cải thiện đáng kể do các đại lý tăng cường tích trữ tồn kho trước khi giá thép được điều chỉnh tăng và nhu cầu sử dụng thép từ các dự án đầu tư công.
Đơn vị này ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép trong quý 4/2023 của Hòa Phát có thể đạt 2,13 triệu tấn, tăng 10% so với quý trước. Trong đó, tiêu thụ mặt hàng HRC sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ lượng đặt hàng trước lớn, đạt 100% công suất sản xuất (tương đương 750.000 tấn/quý).
Trước đó, nhà sản xuất này đã có động thái cắt giảm 14% công suất toàn hệ thống sau khi đóng cửa 1 lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương trong tháng 10/2023 để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới vào năm 2024.
Được biết, Khu liên hợp gang thép Hải Dương có 3 lò với tổng công suất là 2,5 triệu tấn/năm. Trong đó, lò cao mà nhà sản xuất thép này dừng hoạt động có công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Để chuẩn bị cho việc ngừng hoạt động lò này, doanh nghiệp này đã tăng tốc sản xuất thép thô trong quý 3/2023 để tích trữ thành phẩm cho quý cuối năm. Theo đó, sản lượng sản xuất thép trong quý 3 vừa qua đạt 1,95 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ.
Thời gian gần đây, giá thép trên thị trường bắt đầu tăng trở lại do chi phí các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao. Tính đến giữa tháng 12/2023, giá than cốc và quặng sắt đã lần lượt tăng 30% và 9% so với cùng kỳ trong quý 3/2023.
Hoà Phát cho biết, tập đoàn định hướng duy trì vòng quay hàng tồn kho ở mức ổn định nhằm hạn chế những biến động trên thị trường nguyên vật liệu, đảm bảo biên lợi nhuận hoạt động.
Tham khảo: Giá VLXD mới nhất tại Hải Dương
Triển vọng phục hồi từ thị trường xuất khẩu
Theo KBSV, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát đã được cải thiện tại thị trường EU. Trong đó, riêng sản lượng xuất khẩu sang Ý trong 10 tháng đầu năm 2023 ước tăng gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, nhà sản xuất này cũng đã xuất khẩu vào một số thị trường mới như Bỉ và Bồ Đào Nha.
Sản lượng kênh xuất khẩu của Hòa Phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2024
Trong quý 3/2023, các nhà máy sản xuất thép tại châu Âu đã phải tạm dừng sản xuất để bảo trì định kỳ hoặc cắt giảm sản lượng khi phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường này vẫn duy trì ở mức thấp.
Bước sang quý 4/2023, một số nhà máy tại EU đã phải chủ động duy trì công suất ở mức thấp nhằm cân bằng cung cầu trên thị trường và tối ưu hoạt động.
Do đó, KBSV cho rằng sản lượng kênh xuất khẩu của Hòa Phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1/2024, đặc biệt là tại EU nhờ lợi thế cạnh tranh về giá và xu hướng các nhà phân phối nước ngoài gia tăng tích trữ hàng tồn kho giá cạnh tranh từ nguồn nhập khẩu.
Theo đánh giá của KBSV, động thái đẩy mạnh kênh xuất khẩu của Hòa Phát thời gian gần đây có thể nhằm dần chuẩn bị thị trường cho sản phẩm HRC từ dự án Dung Quất 2, dự kiến cho sản phẩm thương mại từ quý 1/2025 và chạy đủ công suất vào năm 2027.
-
Hải Dương sẽ có 3 thành phố, 1 thị xã và 24 đô thị nào vào năm 2030?
Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương sẽ có 28 đô thị với 3 thành phố, 1 thị xã.
-
Diễn biến mới tại Hòa Phát sau động thái đóng cửa lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Hải Dương
Sau khi cắt giảm 14% công suất toàn hệ thống, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát sau 11 tháng chỉ đạt 6 triệu tấn, 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....