Củ Chi là thị trường bất động sản nhiều tiềm năng
Trong khi nhiều bạn bèn lặn lội “đánh bắt xa bờ” từ Long An, Đồng Nai đến Bình Phước, Bình Thuận, Bảo Lộc… thì anh Kiệt (ngụ quận 12, TP.HCM) vẫn trung thành với chiến lược chỉ mua đất trong thành phố.
Nhiều người cứ ngỡ anh Kiệt phải tầm đại gia, nắm trong tay hàng chục tỉ đồng mới mạnh dạn “đánh bắt tại chỗ” như vậy. Tuy nhiên, anh Kiệt cũng chỉ có số vốn khiêm tốn, nhưng cái hay của anh là lựa chọn đúng địa điểm và đúng phân khúc phù hợp để xuống tiền.
Cụ thể, thị trường mà anh Kiệt nhắm đến là huyện Củ Chi. Anh lập luận, Củ Chi tuy bây giờ chưa phát triển nhưng vẫn mang “mác” TP.HCM nên chắc chắn sẽ phát triển và tốc độ sẽ nhanh hơn so với các vùng ven khác. Nếu mua đất Củ Chi thì sẽ không mất nhiều thời gian đi lại, coi sóc đất đai.
Cuối năm 2019, anh Kiệt tìm được mảnh đất nông nghiệp diện tích 500m2 khá ưng ý với giá bán hơn 800 triệu đồng. Sau khi mua đất anh rào chắn xum quanh, bỏ tiền đổ thêm đất để nâng cao nền rồi trồng cây ăn quả, nhờ người dân cạnh đó coi giúp. Sau đó, anh xin làm một chiếc chòi lá nhỏ, cuối tuần đưa cả gia đình xuống nghỉ ngơi.
Gần đây, nhiều người hỏi mua lô đất với giá 1,7 tỉ đồng nhưng anh Kiệt không bán. Lý do là bởi hiện anh không có nhu cầu bán và anh tin lô đất sẽ còn tăng giá mạnh trong vài năm tới.
Theo Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, TP.HCM hiện còn 3 quỹ đất là “của để dành” gồm có Bình Chánh, Cần Giờ và Củ Chi. Trong khi Bình Chánh đã khá phát triển, Cần Giờ nhiều lần sốt đất và cũng có quy hoạch các đại đô thị lớn thì Củ Chi vẫn được xem như “vùng trũng”.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ tăng giá trị cho bất động sản Củ Chi
Tuy nhiên, trong thời gian tới “vùng trũng” này sẽ là thị trường bất động sản đáng để cho các nhà đầu tư cân nhắc bởi còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Thứ nhất, Củ Chi có thế mạnh đặc biệt bởi quỹ đất còn rất rộng lớn và giá bán đang rất rẻ. Giá đất nông nghiệp ở Củ Chi nhiều khu vực chỉ vài trăm ngìn một mét vuông.
Thứ hai, trong lịch sử phát triển các đô thị, thành phố thường ưu tiên phía Đông, Đông Nam trước sau đó sẽ đến hướng Tây, Tây Bắc. Hiện nay, phía Đông và Nam của TP.HCM gần như đã phát triển hoàn thiện do đó phía Tây Bắc với huyện Củ Chi sẽ là hướng phát triển được TP.HCM chú trọng sắp tới.
Thứ ba, là cơ sở hạ tầng kết nối giữa TP.HCM với khu vực Tây Bắc đang được quan tâm đầu tư. Đáng chú ý nhất là tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có chiều dài 50km quy mô 8 làn xe. Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư 15.900 tỉ đồng dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuyến cao tốc này sẽ là mạch nối lưu thông hàng hoá từ Tây Bắc về TP.HCM xuống Đồng Bằng sông Cửu Long và ngược lại.
Thứ ba, với quỹ đất lớn, giá rẻ và có bệ đỡ cơ sở hạ tầng giao thông thì Củ Chi là thị trường “màu mỡ” với mọi doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Xu hướng phát triển đô thị vệ tinh, thành phố thông minh, thành phố sinh thái đang nở rộ. Từ những dự án vài chục ha đến hàng trăm ha bây giờ đã có những dự án án lên đến hàng nghìn ha ta. Khi những đại đô thị này hoàn thành sẽ làm “lột xác” cả một khu vực.
Với những thế mạnh như trên, ông Chánh cho rằng, một nhà đầu tư với số vốn không quá lớn nhưng có tầm nhìn dài hạn (ít nhất 3 – 5 năm) thì lựa chọn đầu tư vào Củ Chi là đúng đắn và đây là một khoản đầu tư chắc chắn mang lại hiệu quả.
-
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài “đội vốn” hơn 2.300 tỷ đồng do vướng mắc giải phóng mặt bằng
CafeLand – Tổng mức đầu tư cho cao tốc TP.HCM – Mộc Bài vừa được Sở Giao Thông Vận Tải (GTVT) TP.HCM điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, ở mức khoảng 15.900 tỷ đồng, tăng hơn 2.300 tỷ đồng so với dự kiến.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.