Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Trực CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG), đăng ký bán 800.000 cổ phiếu HSG để thu xếp tài chính cá nhân.
Được biết, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 29/1-27/2, theo phương thức khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận.
Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu HSG mà ông Vũ Văn Thanh nắm giữ sẽ giảm từ 806.202 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ sở hữu 0,13%) xuống còn hơn 6.000 cổ phiếu (tỷ lệ 0,001%).
Tạm tính với giá giao dịch ngày 25/1 là 23.150 đồng/cp, ông Thanh có thể thu về khoảng hơn 18 tỷ đồng.
Phó Tổng Giám đốc Hoa Sen Vũ Văn Thanh muốn bán gần hết cổ phiếu HSG
Trước đó, trong thời gian 27/11/2023-22/12/2023, ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực - Điều hành Hoa Sen đã có giao dịch bất thành khi không bán ra được cổ phiếu HSG nào trong tổng số 1,5 triệu đơn vị đăng ký bán, với lý do điều kiện thị trường không phù hợp.
Sau đó, ông Chu tiếp tục đăng ký bán số cổ phiếu này trong thời gian từ 28/12/2023 - 26/1/2024. Nếu hoàn tất, ông Chu sẽ hạ tỷ lệ sở hữu từ 1,78 triệu cổ phiếu (chiếm 0,29% vốn) xuống còn hơn 280.000 cổ phiếu (0,046% vốn).
Mới đây, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã gửi thông điệp đến cổ đông trong báo cáo thường niên cho niên độ tài chính 2022-2023 của doanh nghiệp này.
Cụ thể, Chủ tịch Hoa Sen đánh giá năm 2023 tiếp tục là một năm đầy thách thức và biến động đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, tình trạng lạm phát toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia, xung đột địa chính trị tại nhiều khu vực vẫn tiếp diễn khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ, tạo ra sự bất ổn cho thị trường hàng hóa, gây áp lực đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.
Nói riêng về ngành thép, ông Lê Phước Vũ cho rằng nhu cầu thép tại nhiều quốc gia giảm mạnh do hoạt động xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng suy giảm, vấn đề lạm phát, chi phí năng lượng tăng cao và do ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề địa chính trị.
“Giá thép thế giới biến động mạnh tiếp tục thách thức các nhà sản xuất thép Việt Nam, đặt ra yêu cầu thắt chặt, kiểm soát chính sách mua hàng và quản lý hàng tồn kho, cùng với nhiều thách thức khác bao gồm thúc đẩy doanh số và kiểm soát giá trong thời kỳ thị trường nhiều biến động”, ông Vũ chia sẻ.
Niên độ tài chính 2022-2023, doanh thu của Hoa Sen chỉ đạt 93% kế hoạch đề ra, ở mức 31.651 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 30 tỷ đồng, hoàn thành 30% kế hoạch và giảm tới 88% so với niên độ trước.
“Những bất lợi của thị trường đã tạo ra nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty”, Chủ tịch Hoa Sen lý giải.
Bước sang năm 2024, lãnh đạo Hoa Sen cho rằng thị trường dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động khó lường, tác động mạnh hơn đến các doanh nghiệp cùng ngành.
“Chặng đường phía trước của tập đoàn còn phải đối mặt với nhiều chông gai và thử thách. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, tin tưởng và ủng hộ của toàn thể Quý vị cổ đông”, Chủ tịch Hoa Sen nói.
Ngày 18/3 tới đây, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông niên độ tài chính 2023-2024, theo danh sách cổ đông chốt ngày 18/1/2024.
Theo đó, đại hội sẽ bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, thảo luận các nội dung liên quan đến kết quả, kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức...
Đồng thời, ban lãnh đạo Hoa Sen cũng sẽ báo cáo tiến độ và thông qua chủ trương tiếp tục triển khai công tác tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình quản trị tập đoàn theo hướng chuyên môn hóa các mảng sản xuất kinh doanh trọng tâm (tôn, ống thép, nhựa, kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng và nội thất).
-
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ gửi thông điệp tới cổ đông, hé lộ về kế hoạch năm 2024
Năm 2024, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động khó lường, tác động mạnh hơn đến các doanh nghiệp ngành thép. Vì thế, Chủ tịch Lê Phước Vũ mong nhận được sự chia sẻ, tin tưởng và ủng hộ của cổ đông Hoa Sen.
-
Hoa Sen công bố lợi nhuận sau kiểm toán, cổ phiếu HSG sắp có chuyển biến lớn
Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán với lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 6% so với báo cáo tự lập.
-
Lợi nhuận của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hé lộ thời điểm "đông qua hạ về" của ngành thép
Trong giai đoạn khó khăn của ngành thép, VCBS cho rằng các doanh nghiệp với cơ cấu tài chính lành mạnh và lợi thế cạnh tranh có sự hồi phục tốt, trong khi các doanh nghiệp yếu kém tiếp tục gặp khó trong việc duy trì hoạt động, thua lỗ triền miên.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.