Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định phê duyệt đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết năm 2025.
Mục tiêu của đề án nhằm phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác...
Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn tập đoàn đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân 7-10%, nộp ngân sách Nhà nước trên 23.000 tỷ đồng/năm và hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Đề án cơ cấu lại EVN đến năm 2025 đặt mục tiêu tập đoàn có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Theo đề án, EVN sẽ xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, kế hoạch tài chính đảm bảo sử dụng tối ưu, hiệu quả, linh hoạt các nguồn vốn huy động được với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính và các chỉ tiêu theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng cho vay vốn trong và ngoài nước.
Đồng thời, tập đoàn xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính, khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án điện quan trọng đến hết năm 2025.
Theo kế hoạch, Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; giữ nguyên các đơn vị trực thuộc (trừ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4).
Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thực hiện sắp xếp theo đề án riêng về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập.
Doanh nghiệp do EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Tổng Công ty Điện lực miền Trung; Tổng Công ty Điện lực miền Nam; Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội; Tổng Công ty Điện lực TPHCM; Tổng Công ty Phát điện 1; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.
Doanh nghiệp do EVN duy trì tỷ lệ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4; Tổng Công ty Phát điện 2 - CTCP; Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP.
Doanh nghiệp do EVN duy trì tỷ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP; Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3.
Về lộ trình thực hiện, EVN tập trung thực hiện cơ cấu lại tổ chức và sở hữu, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại EVN và các đơn vị thành viên EVN theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối tại các công ty con thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN gồm sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện, tư vấn xây dựng điện đến năm 2025 phù hợp với tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước.
-
EVN lỗ kỷ lục 47.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương nói gì?
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ lớn hơn 47.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023 do chênh lệch giá mua vào, bán ra lên đến 208-216 đồng/kWh.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Viglacera lập công ty con vốn 600 tỷ, chưa công bố lĩnh vực kinh doanh
HĐQT Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc phê duyệt đề án thành lập và việc góp vốn để lập CTCP Viglacera Phú Thọ.