Nhựa Bình Minh ra đời từ năm 1977, tiền thân là nhà máy công ty hợp doanh nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.
Từ năm 1987-1996, Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi từ một nhà máy chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất ống nhựa công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Song song đó, công ty đầu tư mở rộng nhà máy tại TP.HCM, đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai có tổng diện tích 20.000 m2 tại khu công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương.
Năm 2004, Nhựa Bình Minh cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi Công ty CP Nhựa Bình Minh. Hai năm sau, công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu là BMP, sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Nhựa Bình Minh hiện có 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với công suất 150.000 tấn/năm, tổng số lao động hơn 1.300 người.
Nhựa Bình Minh lãi gần 290 tỷ đồng trong quý 3/2024
Mới đây, nhà sản xuất ống nhựa và phụ kiện này đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với 1.407 tỷ đồng doanh thu, tăng 52% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp đạt 43%, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Trong kỳ, các chi phí hoạt động của công ty đều tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí bán hàng tăng 39% lên 165 tỷ đồng.
Sau khi trừ hết đi chi phí, Nhựa Bình Minh báo lãi sau thuế gần 290 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, nhà sản xuất này ghi nhận 3.563 tỷ đồng doanh thu, giảm 4% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế 760 tỷ đồng, giảm 3% so với 9 tháng đầu năm 2023.
So với mục tiêu doanh thu 5.540 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.030 tỷ đồng, Nhựa Bình Minh đã thực hiện 64% chỉ tiêu doanh thu và 74% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính đến thời điểm cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.514 tỷ đồng, tăng 8%, tương ứng tăng 259 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng 2% lên 371 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với 65% là khoản tiền, tiền gửi ngân hàng với 2.291 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm nay, Nhựa Bình Minh thu về hơn 55 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Tại ngày 30/9, dư nợ tài chính của công ty gần 55 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 2.941 tỷ đồng bao gồm 918 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nhựa Bình Minh dự kiến năm nay dành ít nhất 50% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức.
Năm ngoái, doanh nghiệp này dùng đến 99% lợi nhuận (khoảng 1.031 tỷ đồng) để chia cổ tức bằng tiền mặt. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu nhận được 12.600 đồng - mức cao nhất doanh nghiệp này thực hiện từ khi niêm yết vào năm 2006.
Việc cổ phiếu BMP tăng mạnh, cùng tỉ lệ trả cổ tức cao, cổ đông vui nhất có lẽ là Nawaplastic Industries, một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan.
Tập đoàn này bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh từ đầu tháng 3/2012 và không ngừng mua gom.
Tới tháng 4/2018, Tập đoàn SCG cho biết Công ty TNHH Nawaplastic Industries đã hoàn tất nâng sở hữu vốn tại Nhựa Bình Minh lên 50,9%, chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhựa này.
Tổng số tiền tập đoàn của Thái Lan chi ra cho thương vụ này ước tính vào khoảng 2.800 tỷ đồng. Đến nay, khoản đầu tư này của SCG đã có giá trị thị trường lên đến gần 5.500 tỷ đồng, tương ứng khoản tạm lãi gần 2.700 tỷ đồng.
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Viglacera lập công ty con vốn 600 tỷ, chưa công bố lĩnh vực kinh doanh
HĐQT Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc phê duyệt đề án thành lập và việc góp vốn để lập CTCP Viglacera Phú Thọ.
-
Cổ đông doanh nghiệp sở hữu quỹ đất khu công nghiệp lớn nhất nhì miền Bắc sắp đón nhận tin vui
Trong tháng 11 tới đây, Viglacera sẽ chi hơn 560 tỷ đồng trả phần cổ tức còn lại năm 2023 với tỷ lệ tỷ lệ 12,5%. Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VGC sẽ được nhận về 1.250 đồng.