Những tháng cuối năm 2023, ngành thép đã đón những chuyển biến tích cực như giá thép tăng trở lại, lượng tiêu thụ và sản xuất thép cũng có mức tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 11/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 10 và tăng 34,4% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, bán hàng thép các loại trong giai đoạn này đạt hơn 2,5 triệu tấn, tăng 13% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ.
Về giá bán, sau hơn 3 tháng đi ngang, thị trường thép nội địa đã ghi nhận 3 phiên tăng giá liên tiếp, đặc biệt là tại miền Bắc. Hiện giá bán mặt hàng này của thương hiệu Hòa Phát và VAS đã vượt mức 14 triệu đồng/tấn.
Ngành thép phục hồi mạnh cả về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ lẫn giá bán
Trong báo cáo triển vọng ngành thép với chủ đề "đông qua hạ về" mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép đã tạo đáy và đang trên đà phục hồi.
Thị trường xuất khẩu hồi phục hỗ trợ tiêu thụ nội địa
Theo VCBS, nhu cầu tại thị trường nội địa chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng do thiếu hụt các dự án xây dựng mới và giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt như kế hoạch. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh kể từ tháng 8/2023 trong bối cảnh Trung Quốc giảm dần cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này vào thời điểm cuối năm.
Doanh số xuất khẩu tôn mạ mặc dù chưa về mức cao của năm 2021, tuy nhiên cho thấy sự phục hồi tốt so với mức đáy của 8/2022. Trong đó, đóng góp lớn tới từ lượng thép xuất khẩu tới thị trường EU do nguồn cung ở đây bị ảnh hưởng nặng nề sau động đất của Thổ Nhĩ Kỳ và tình trạng thiếu hụt năng lượng diễn ra.
Do đó, VCBS cho rằng biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ có đà hồi phục tốt sau những quý làm ăn kém khả quan.
Nguyên nhân chủ yếu nhờ vào việc nhập khẩu tôn của EU, Mỹ hồi phục mạnh trong bối cảnh nguồn cung trong nước thiếu hụt. Giá thép hồi phục giúp hoàn nhập chi phí trích lập dự phòng hàng tồn kho lớn.
Các doanh nghiệp do tích lũy được phần lớn hàng tồn kho giá rẻ đã gia tăng lợi nhuận nhờ vào việc xuất khẩu tới thị trường Mỹ, EU để hưởng lợi từ chênh lệch lớn trong quý 3/2023.
Thêm vào đó, tỷ giá dịu lại giảm áp lực lỗ cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Cụ thể, đồng USD tăng nhanh kể từ Q3/2023, điều này gây ra khoản lỗ với Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim khi các doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các hoạt động xuất nhập khẩu.
Với việc tỷ giá USD/VND điều chỉnh giảm trong quý 4, VCBS cho rằng điều này sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép giảm áp lực lỗ tỷ giá trong quý cuối năm 2023.
Bước sang năm 2024, nhu cầu tại thị trường xuất khẩu được dự báo tiếp tục tích cực, đặc biệt tại EU, Mỹ và châu Á.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm 2023 hồi phục nhẹ ở mức 1,8% và tăng trưởng 1,9% vào năm 2024. VCBS cho rằng giả định tăng trưởng này sẽ hợp lý trong bối cảnh nền tảng lãi suất của các quốc gia lớn giảm xuống trong nửa cuối năm 2024 và không có trường hợp suy thoái kinh tế.
Nhu cầu nhập khẩu thép tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU có tốc độ hồi phục tốt và được kỳ vọng có thể tiếp tục quán tính duy trì tích cực trong các quý tiếp theo trong bối cảnh chênh lệch giá bán nội địa EU và Mỹ và khu vực châu Á đang ở mức cao.
Còn tại thị trường nội địa, VCBS kỳ vọng đầu tư công được đẩy mạnh và thị trường bất động sản dần hồi phục trong năm 2024 sẽ tạo ra nhu cầu đối mặt hàng thép thời gian tới.
VCBS ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 15% trước khi hồi phục 11% vào năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng phần lớn tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.
Triển vọng Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim trong năm 2024
Trong bối cảnh “mùa đông khắc nghiệt” đã qua, VCBS nhận định lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sẽ tiếp đà phục hồi khi giá bán và nhu cầu tăng trở lại.
Đối với Tập đoàn Hòa Phát (HPG), doanh thu thuần và lợi nhuận trong quý 3/2022 có sự phục hồi so với cùng kỳ và quý liền trước nhờ gia tăng hiệu suất hoạt động, giảm mạnh lỗ tỷ giá so với cùng kỳ.
Biên lợi nhuận Hòa Phát khó phục hồi mạnh trong quý 4/2023
Tuy nhiên, biên lợi nhuận khó phục hồi mạnh trong quý 4/2023 do giá thép vẫn đang duy trì ở vùng giá thấp và giá nguyên liệu đầu vào là than cốc và quặng sắt tăng mạnh 2 quý trước đó.
VCBS kỳ vọng mức lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đầu ngành thép này tương đương so với quý trước, ở mức 2.000 tỷ đồng.
Sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen sẽ tiếp tục đà phục hồi khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU tăng trở lại
Với Tập đoàn Hoa Sen (HSG), VCBS cho rằng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp này được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU tăng trở lại; thị trường bất động sản nội địa ấm lên sau những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt của Chính phủ.
Giá thép xuất khẩu tại Mỹ và EU có đà tăng tốt trong khi hàng tồn kho giá thấp được tích lũy trong 2 quý trở lại giúp biên lợi nhuận mở rộng.
Đồng thời, mảng nhựa tiếp tục đóng góp tốt cho lợi nhuận của HSG. Giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho mảng nhựa tăng trưởng. Tuy nhiên, VCBS cho rằng những kỳ vọng về sự phục hồi đã phản ánh đáng kể vào giá cổ phiếu trong bối cảnh lợi nhuận chưa phục hồi tương xứng.
Doanh số xuất khẩu của Nam Kim sẽ phục hồi mạnh trong năm 2024
Còn với Thép Nam Kim (NKG), doanh nghiệp này tập trung xuất khẩu vào thị trường châu Âu với kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu thép cao nhất trong các thị trường. Với tỷ trọng doanh thu ở kênh xuất khẩu cao hơn 50%, VCBS cho rằng doanh số xuất khẩu của Nam Kim sẽ có sự phục mạnh trong năm 2024.
Tuy nhiên, SMC là một trong những nhà phân phối nội địa lớn của doanh nghiệp này đang trong giai đoạn khó khăn có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phục hồi của kênh tiêu thụ nội địa trong năm sau.
Tương tự Hoa Sen, Nam Kim đã giảm mạnh hàng tồn kho và tích được lượng lớn hàng tồn kho giá thấp trong giai đoạn quý 2 và quý 3/2023. Với việc giá tôn mạ đang có đà hồi phục tốt, biên lợi nhuận của doanh nghiệp này trong các quý tới dự báo sẽ tốt hơn
-
“Vua thép” Hòa Phát lấn sân sang lĩnh vực logistics, sẽ có khoảng 15-20 tàu biển trong tương lai
Bên cạnh lĩnh vực cốt lõi là thép, Hòa Phát định hướng đầu tư phát triển đội tàu biển với kích cỡ đa dạng, dự kiến sẽ vận hành 15-20 tàu biển, phục vụ nhu cầu của thị trường vận tải.
-
10 tháng đầu năm 2023, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao. Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô.
-
Xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực với ngành thép nhìn từ Hòa Phát
VNDirect cho rằng triển vọng ngành thép trong những tháng cuối năm nay sẽ khả quan hơn với kỳ vọng nguồn cung bất động sản sẽ hồi phục trong những quý tới và sôi động trở lại kể từ nửa cuối năm 2024, qua đó thúc đẩy nhu cầu thép.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.