Thông điệp trên vừa được ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) gửi đến cổ đông trong báo cáo thường niên cho niên độ tài chính 2022-2023 của doanh nghiệp này.
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ gửi thông điệp tới cổ đông
Chủ tịch Hoa Sen đánh giá năm 2023 tiếp tục là một năm đầy thách thức và biến động đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, tình trạng lạm phát toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia, xung đột địa chính trị tại nhiều khu vực vẫn tiếp diễn khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ, tạo ra sự bất ổn cho thị trường hàng hóa, gây áp lực đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.
Nói riêng về ngành thép, ông Lê Phước Vũ cho rằng nhu cầu thép tại nhiều quốc gia giảm mạnh do hoạt động xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng suy giảm, vấn đề lạm phát, chi phí năng lượng tăng cao và do ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề địa chính trị.
“Giá thép thế giới biến động mạnh tiếp tục thách thức các nhà sản xuất thép Việt Nam, đặt ra yêu cầu thắt chặt, kiểm soát chính sách mua hàng và quản lý hàng tồn kho, cùng với nhiều thách thức khác bao gồm thúc đẩy doanh số và kiểm soát giá trong thời kỳ thị trường nhiều biến động”, ông Vũ chia sẻ.
Niên độ tài chính 2022-2023, doanh thu của Hoa Sen chỉ đạt 93% kế hoạch đề ra, ở mức 31.651 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 30 tỷ đồng, hoàn thành 30% kế hoạch và giảm tới 88% so với niên độ trước.
“Những bất lợi của thị trường đã tạo ra nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty”, ông Vũ lý giải.
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen niên độ tài chính 2022-2023. Nguồn: Báo cáo thường niên HSG
Bước sang năm 2024, Chủ tịch Hoa Sen cho rằng thị trường dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động khó lường, tác động mạnh hơn đến các doanh nghiệp cùng ngành.
Để chủ động ứng phó, trong niên độ tài chính 2023-2024, Hoa Sen sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện công tác tái cấu trúc, kiểm soát tốt các rủi ro, tiết kiệm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh.
Tiếp tục chuyển đổi mô hình hoạt động của tập đoàn theo hướng chuyên môn hoá từng lĩnh vực kinh doanh riêng biệt để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động, củng cố vị thế của mảng sản xuất kinh doanh cốt lõi, mở rộng phát triển những lĩnh vực tiềm năng khác.
Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm, tăng độ phủ thị trường. Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư về công nghệ, kỹ thuật với mục tiêu áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và hoạt động quản trị - điều hành, qua đó giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, Hoa Sen sẽ tận dụng mặt bằng lãi suất thấp từ các ngân hàng để giảm chi phí đi vay.
Tại thời điểm 1/10/2022, tổng nợ vay ngân hàng của Hoa Sen là 4.187 tỷ đồng thì đến thời điểm 30/9/2023, con số này chỉ còn 2.936 tỷ đồng, giảm được 1.250 tỷ đồng. Điều này làm cho hệ số nợ ngân hàng/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 38% về mức 27%. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã tất toán tất cả các khoản dư nợ USD.
Đáng chú ý, nhà sản xuất tôn mạ này đang có kế hoạch triển khai phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) CTCP Nhựa Hoa Sen. Dự kiến trong giai đoạn 2024-2026, nếu tình hình kinh tế thuận lợi, HĐQT sẽ trình phương án IPO lên Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.
Đồng thời, chuẩn bị thành lập CTCP Hoa Sen Home. Tập đoàn sẽ chuyển giao mảng phân phối vật liệu xây dựng, nội thất cho CTCP Hoa Sen Home vào một thời điểm phù hợp.
“Chặng đường phía trước của tập đoàn còn phải đối mặt với nhiều chông gai và thử thách. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, tin tưởng và ủng hộ của toàn thể Quý vị cổ đông”, Chủ tịch Hoa Sen nói.
-
Công ty được thành lập mới có nhiệm vụ tìm kiếm bất động sản trị giá 1.000 - 3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở… Thời gian triển khai đầu tư dự kiến trong tháng 1/2024.
-
Hoa Sen công bố lợi nhuận sau kiểm toán, cổ phiếu HSG sắp có chuyển biến lớn
Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán với lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 6% so với báo cáo tự lập.
-
Lợi nhuận của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hé lộ thời điểm "đông qua hạ về" của ngành thép
Trong giai đoạn khó khăn của ngành thép, VCBS cho rằng các doanh nghiệp với cơ cấu tài chính lành mạnh và lợi thế cạnh tranh có sự hồi phục tốt, trong khi các doanh nghiệp yếu kém tiếp tục gặp khó trong việc duy trì hoạt động, thua lỗ triền miên.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.