Đại dịch Covid-19 cùng áp lực từ những yếu tố khác buộc các công ty phải tìm cách để làm đẹp bảng cân đối kế toán sau những năm tháng chịu ảnh hưởng. Thực tế, có rất nhiều cách để làm điều này.

Theo công ty tư vấn bất động sản CBRE, một trong những cách mà các công ty sử dụng để làm đẹp bảng cân đối kế toán là bán tài sản bất động sản nắm giữ. Đó là lý do khiến số lượng thanh lý bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2021.

Theo dữ liệu từ CBRE, có tổng cộng 762 thương vụ thanh lý tài sản trị giá 44,4 tỷ USD đã được hoàn thành trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2021. Các công ty đã tận dụng việc giá bất động sản giảm xuống để cố gắng thanh lý nhanh nhất có thể.

Có 4 lý do chính đằng sau việc bán tháo tài sản bất động sản của các công ty trong khu vực vào năm ngoái, theo CBRE.

1. Thị trường bất động sản châu Á hoạt động ổn định hơn những khu vực khác

Thực tế, bất động sản thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã hoạt động tốt trong suốt đại dịch, với mức giá ở hầu hết quốc gia và trên nhiều phân khúc đều gần đạt mức cao kỷ lục tính đến quý IV/2021. Chính những điều kiện có phần lạc quan của khu vực này so với phần còn lại của thế giới trong đại dịch đã thúc đẩy các công ty tăng tốc thanh lý tài sản.

2. Tối ưu hóa danh mục đầu tư

Đại dịch đã thúc đẩy các công ty sở hữu bất động sản đánh giá lại danh mục sở hữu và đầu tư của mình. Nhiều công ty đã thực hiện các chiến lược tối ưu hóa danh mục đầu tư, dẫn đến việc định vị lại số lượng bất động sản đang nắm giữ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, vốn không còn phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này trở thành chất xúc tác để các công ty lên kế hoạch làm mới danh mục đầu tư thông qua việc bán bớt các tài sản bất động sản không sử dụng.

3. Cơ hội kinh doanh mới

Với lợi suất vẫn tiếp tục tăng trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các công ty đã tận dụng cơ hội để thanh lý các bất động sản nắm giữ nhằm tăng lượng tiền mặt cho hoạt động kinh doanh chính của họ.

Các công ty đang tái cơ cấu nguồn vốn được tạo ra từ việc kiếm tiền thông qua bán bất động sản vì họ đang thấy lợi nhuận từ hoạt động này cao hơn so với mảng kinh doanh chính của công ty hoặc cần thêm vốn để mua bán và sáp nhập.

4. Nâng cao lợi nhuận

Nhiều công ty đã xác định các cơ hội thu được lợi nhuận từ doanh số bán hàng thông qua việc kiếm tiền từ bất động ản như một phương tiện để vừa tăng vốn, vừa tăng lợi nhuận, qua đó giúp bảng cân đối kế toán có ít thông tin tiêu cực hơn, nhất là với các công ty vay nợ quá nhiều hoặc có khoản nợ phải trả lớn.

Ngay cả khi các chuẩn mực kế toán cho thuê mới nhất (IFRS16 & ASC 842) yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải ghi nhận các khoản nợ thuê trên bảng cân đối kế toán, các công ty ngày càng coi trọng việc thanh lý tài sản bất động sản, như một cách để vừa tăng vốn, vừa giúp tăng lợi nhuận.

Anh Nguyễn (Real Estate Aisa)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.