Tại New Zealand, nơi giá nhà trên toàn quốc tăng hơn 23,8% trong năm 2021, dữ liệu của quý 1 năm 2022 cho thấy thị trường đã phải chứng kiến mức sụt giảm hàng quý lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Giá nhà ở Úc tăng 22,1% vào năm ngoái, nhưng dữ liệu mới nhất cho thấy các thị trường lớn gồm Sydney và Melbourne đều suy yếu trong quý đầu năm nay. Doanh số bán nhà tại Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm vào tháng 3 vừa qua. Bức tranh tương tự cũng đang diễn ra tại Singapore.
Dù mức giảm giá tại New Zealand chỉ chạm ngưỡng -0,6%, thị trường vẫn đứng trước dự báo tăng trưởng hàng năm giảm khá nhanh, nhất là tại các thành phpps lớn đã từng có mức tăng giá lớn nhất trong 2 năm qua. Dựa trên dữ liệu mới nhất và điều kiện thị trường, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ANZ, Sharon Zollner, dự báo giá nhà ở New Zealand sẽ giảm 10% trong năm 2022, tuy nhiên vẫn cao hơn khoảng 30% so với trước đại dịch.
Vào tháng 4, CommBank cho biết giá nhà ở Sydney và Melbourne dường như đã đạt đỉnh, đồng thời dư báo giá nhà tại Úc sẽ không thay đổi cho đến cuối năm 2022 trước khi giảm 8% vào năm 2023.
Goldman Sachs cho biết giá nhà ở Hồng Kông có thể sụt giảm mạnh hơn, với mức giảm 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022 - 2025.
Trong khi đó, Knight Frank vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng ở các thị trường cốt lõi của khu vực trong năm nay, nhưng đã hạ thấp một số dự báo trước đó. Đối với thị trường ở Auckland, New Zealand, tăng trưởng năm 2022 hiện được dự báo là từ 2 đến 5%, giảm so với mức 7% được đưa ra vào tháng 12 năm 2021. Dự báo của Singapore, ban đầu là hơn 5%, đã được điều chỉnh xuống từ 1 đến 3%, phần lớn là do các chính sách thắt chặt của chính phủ.
Chuyên gia của Knight Frank cũng chỉ ra một loạt yếu tố khiến tốc độ tăng giá nhà năm 2021 (9,1%) của khu vưc khó có thể lặp lại trong năm nay, bao gồm rủi ro kinh tế do đại dịch đang lắng xuống, tâm lý sơ bỏ lỡ dần biến mất, kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế tăng lên, và hoạt động xây dựng dần trở lại. Đồng thời, các lo ngại về lãi suất tăng khiến chi phí đi vay cao hơn, khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine và lạm phát cao hơn đã ảnh hưởng đến tâm lý và sức mua của thị trường.
Chuyên gia này cho biết: “Kể từ sau khủng hoảng kinh tế, các chính phủ trong khu vực đã cảnh giác hơn với việc giá bất động sản sản tăng. Cụ thể, Singapore đã thắt chặt các biện pháp vĩ mô để kiềm chế tăng giá, trong khi Úc nâng mức đệm lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng cần tính đến khi phê duyệt đơn vay mua nhà. Chỉ riêng ở Hồng Kông, việc đại dịch bùng phát trở lại đã ảnh hưởng đến sư phục hồi của thị trường nhà ở hơn cả quyết định tăng lãi suất”.
Tuy nhiên, Knight Frank cho rằng sự đảo ngược của đà tăng giá nhà trong khu vực khó có thể diễn ra. Theo đó, tình trạng thiếu nguồn cung trên các thị trường chính khó có thể giảm bớt trong 12 tháng tới. Do chu kỳ tăng lãi suất vẫn còn trong giai đoạn đầu, vẫn còn cơ hội cho người mua nhà.
Đối với người mua châu Á, đại dịch đã tái khẳng định sức hấp dẫn của bất động sản như một phương tiện bảo tồn của cải và đa dạng hóa danh mục đầu tư, điều này sẽ được thể hiện rõ nét trong những tháng tới khi các nền kinh tế dần bắt đầu bình thường hóa.
Các thành phố sẽ hồi sinh, và việc các nước trong khu vực mở cửa trở lại sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế. Khi các hạn chế đi lại giảm bớt thì dòng vốn từ nước ngoài chảy vào bất động sản sẽ trở lại. Các thị trường là nơi trú ẩn đầu tư an toàn, gồm Singapore và Úc, sẽ tiếp tục phục hồi nhất là trong bối cảnh bất ổn do căng thẳng địa chính trị ở Ukraine.
Trong cả năm 2022, Knight Frank dự đoán giá nhà ở trên toàn châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng với tốc độ nhẹ và bền vững hơn từ 3 đến 5%. Phân khúc cao cấp được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn so với thị trường phổ thông, vì người mua ở phân khúc này ít chịu ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất và lạm phát.
Sydney, đã dẫn đầu khu vực với mức tăng giá nhà đạt 24% vào năm 2021, có thể tiếp tục là thị trường tiên phong với mức tăng dự kiến từ 6-9%. Knight Frank cũng lạc quan tương tự đối với Hồng Kông, cho rằng các điều kiện hiện tại “có thể chỉ là tạm thời cho đến khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 được kiềm chế và các biện pháp kiểm soát dần được dỡ bỏ”. Theo đó, thị trường này có thể đạt mức tăng giá 3-5% trong năm 2022.
-
Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương có thể lập kỷ lục mới trong năm 2022
Thị trường bất động sản toàn cầu đã có một quý đầu tiên của năm 2022 vô cùng sáng lạn, với sự phục hồi liên tục về tỷ lệ lấp đầy và khối lượng đầu tư. Bối cảnh chung này đang tạo đà cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương bứt phá mạnh mẽ suốt năm nay.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.