Ở nhiều quốc gia, REITs được sử dụng như một phương tiện để các nhà đầu tư sở hữu tài sản thông qua thị trường chứng khoán, hưởng thu nhập từ các dự án như khối văn phòng cho thuê.
Theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra ở đây là liệu Bắc Kinh có khả năng phát triển một phương tiện tài chính dựa trên thị trường, thứ tuy tăng trưởng chậm nhưng lại có lợi thế trong việc mở rộng nguồn vốn khả dụng.
Leo Zhang, Chủ tịch của Jumbo Consulting, một công ty tư vấn tập trung vào cơ sở hạ tầng, dự đoán Trung Quốc sẽ mất vài năm để phát triển thị trường.
Theo phương án thí điểm được công bố vào tháng trước bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), các tài sản đủ điều kiện để phát hành REITs bao gồm các trung tâm dữ liệu, những tuyến đường cao tốc có trạm thu phí và hệ thống xử lý nước thải. Những loại hình này cũng cần phải được đưa vào hoạt động trong ít nhất ba năm.
Mặc dù nhiều loại tài sản đang bị loại trừ do lo sợ sẽ làm nổ bong bóng bất động sản, REITs có thể khơi thông dòng tiền cho các dự án cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều việc làm mới trong bối cảnh Trung Quốc đang rơi vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong vòng ba thập kỷ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để có thể thực hiện được điều này, các cơ quan chức năng của quốc gia này phải giải quyết một số vấn đề cơ bản.
Nhược điểm lớn nhất là tìm kiếm những dự án cho các quỹ tín thác đầu tư bất động sản, thứ có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Hiện nay, số lượng những dự án như vậy rất ít.
“Lợi nhuận trong cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc tương đối thấp so với các thị trường khác”, ông Leo Zhang cho biết.
Cơ sở hạ tầng được tài trợ thông qua quan hệ đối tác công-tư (PPP), cho đến nay đã thể hiện được những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân. “Tại Trung Quốc, lợi nhuận từ các nhà đầu tư tư nhân thường rơi vào mức 5-6%, thấp hơn so với mức 12-15% ở các nước phương Tây”, ông Zhang nói thêm.
Vấn đề lợi nhuận thấp đã khiến Bắc Kinh gặp khó. Năm 2016, trong nỗ lực thúc đẩy đối với chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), Bắc Kinh đã chứng kiến nhiều dự án đầy hứa hẹn thua lỗ trong vài năm sau đó.
Thuế cũng là một vấn đề quan trọng khác. Những chủ sở hữu tài sản thường phải chịu mức thuế thu nhập cá nhân cao. Ngoài ra, họ cũng phải đóng nhiều loại thuế giá trị gia tăng khác nhau.
-
Trung Quốc: Giá nhà tăng nhẹ trong tháng 4, báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế
CafeLand - Giá nhà tại Trung Quốc đã tăng nhẹ trong tháng 4, báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau thời gian chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...