Những ngày qua, tranh chấp giữa cư dân khu chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, Hà Nội với chủ đầu tư đã bị đẩy lên cao trào khi Ban quản lý tòa nhà phát loa cảnh báo: “Không loại trừ sự việc trên có sự tham gia của tổ chức phản động Việt Tân, có âm mưu phá hoại, lợi dụng cư dân để kích động biểu tình, gây rối”. Thông báo trên không chỉ khiến cư dân bức xúc vì bị xúc phạm mà nó còn cho thấy sự coi thường pháp luật. Ai có thể phát ngôn ra điều đó khi không đủ bằng chứng?
Từ một tranh chấp dân sự đã bị đẩy lên thành vấn đề chính trị, thực chất là gây hoang mang và để lại hậu quả khôn lường.
Vấn đề tăng trưởng “nóng” nhà chung cư ở các thành phố lớn đã và đang để lại vô vàn hệ lụy, trong đó vấn đề tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư xảy ra như cơm bữa. Thậm chí tranh chấp còn dẫn đến xung đột, đổ máu xoay quanh các vấn đề như: thành lập Ban quản trị, chủ đầu tư chây ì không hoàn lại cho cư dân quỹ bảo trì 2%, tranh chấp diện tích chung, diện tích riêng, tranh chấp hầm để xe và phí giữ xe, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về xây dựng hạ tầng như tạo vườn hoa, khu vui chơi, thể thao… Trong đó, vấn đề quỹ bảo trì đang gây bức xúc nhất hiện nay.
Tranh chấp của cư dân tại một khu chung cư ở Hà Nội.
Có khu chung cư đi vào hoạt động cả chục năm mà cư dân vẫn không thể đòi được tiền của mình. Nhà cửa hỏng hóc, xuống cấp, nhếch nhác… không có tiền để sửa chữa, duy tu. Quỹ bảo trì thường có giá trị hàng tỉ đồng, thậm chí cả chục tỉ đồng, ngang nhiên bị chiếm đoạt như vậy nhưng tại sao, pháp luật không đứng về phía cư dân, tại sao các chủ đầu tư vẫn không bị xử lý?. Câu chuyện có nên khởi tố chủ đầu tư chiếm đoạt quỹ bảo trì hay không vẫn chỉ là đề xuất tại nghị trường Quốc hội. Nơi này “nhờn luật” thì nơi kia cũng bắt chước làm theo.
Sống ở chung cư, không ai muốn để xảy ra tranh chấp. Cư dân nào cũng mong muốn xây dựng một cộng đồng văn minh, thân thiện theo tinh thần “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Họ cũng có mong muốn chính đáng là khu nhà mình sạch sẽ, phong quang, an toàn về cháy nổ và an ninh trật tự. Và hơn hết, họ rất muốn tìm được tiếng nói chung với chủ đầu tư thông qua Ban quản trị nhưng Ban quản trị có thật sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cư dân hay không? Cực chẳng đã, cư dân ở các khu nhà cao tầng mới phải bỏ công, bỏ việc để kiện cáo, viết đơn kiến nghị tập thể để đòi lại quyền lợi cho mình… Đã không tìm được tiếng nói chung, cư dân còn bị xúc phạm khi Ban quản lý “tự ý” trà trộn họ với các thế lực phản động, với các tổ chức khủng bố.
Sự việc này sẽ không thể dừng lại ở việc rút kinh nghiệm. Rất cần các cơ quan chức năng nghiêm túc vào cuộc xử lý. Khi phát ngôn như vậy mà không đủ bằng chứng, không phải kết luận từ cơ quan Công an thì rõ ràng là sự vu khống.
-
Cư dân lo sợ hạ tầng chung cư thành chợ thuốc
Trong các kiến nghị gửi đến cơ quan chức năng, cư dân chung cư Hapulico Complex (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lo sợ hạ tầng chung cư thành 'chợ' thuốc tân dược khi mà hàng loạt xe tải ra vào trong khuôn viên gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...