Theo đó, 7 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm: 1 mỏ đất làm vật liệu san lấp và đất sét làm gạch ngói tại khu vực đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu (huyện Phong Điền) có diện tích 10 ha; 1 mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực núi Gích Dương 2, xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) diện tích 17,94 ha. Tất cả các mỏ đất này đều đã có có kết quả thăm dò khoáng sản.
Còn lại 5 mỏ đất làm vật liệu san lấp chưa có kết quả thăm dò khoáng sản gồm: Mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực núi Động Đá, xã Phong Mỹ và xã Phong Thu (huyện Phong Điền) với diện tích 24,6 ha; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực 1, xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) với diện tích 47,8 ha; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực 2, xã Phú Sơn và phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) diện tích 27,5 ha; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực 1, xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) diện tích 23,5 ha; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực 2, xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) diện tích 25,1 ha.
Thừa Thiên Huế sắp đấu giá nhiều mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường
Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ, nếu trong quá trình thăm dò phát hiện có loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh nằm trong phạm vi diện tích, độ sâu của khu vực mỏ khoáng sản thì UBND tỉnh sẽ xem xét cấp phép khai thác khoáng sản đó trong phạm vi diện tích, độ sâu thăm dò của khu vực đấu giá để tạo địa hình bằng phẳng phù hợp với quy hoạch tại khu vực đó.
Đối với loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức trúng đấu giá phải thông báo cho UBND tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường để có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Sau khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản và được UBND tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá có trách nhiệm thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và hoàn thiện hồ sơ thuê đất theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh triển khai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2023 theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành.
Trước đó, tháng 7/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2023, gồm 2 mỏ đất làm vật liệu san lấp và 2 mỏ đất sét làm gạch ngói.
Xem thêm bản đồ Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế TẠI ĐÂY
-
Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thừa Thiên Huế
Hiện nay, việc tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND do UBND tỉnh ban hành ngày 25/8/2021 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND.
-
Thừa Thiên Huế có thêm dự án nhà máy chế biến cát thạch anh hơn 2.100 tỷ
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza của Tập đoàn MIT Việt Nam dự kiến được xây dựng tại Khu công nghiệp Phong Điền với quy mô 12,72 ha, tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
-
Thừa Thiên Huế thanh tra việc cấp phép, khai thác các mỏ đất làm vật liệu san lấp
Thừa Thiên Huế sẽ tiến hành thanh tra việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....