Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng, trình ban hành các Nghị định về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (hoàn thành trong tháng 10/2024); rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý, bảo đảm nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh…
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành trong tháng 10/2024 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở, thực hiện chính sách xã hội.
Nguồn lực của gói tín dụng này lấy từ ngân sách địa phương và khoảng 15.000 tỷ đồng phát hành trái phiếu Chính phủ.
Như vậy, vốn của gói 30.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, khác với nguồn lực gói 120.000 tỷ đồng do các ngân hàng thương mại tham gia hỗ trợ.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, sau hơn một năm triển khai, giải ngân gói 120.000 tỷ đồng vẫn rất thấp, mới đạt khoảng 1.344 tỷ đồng tức gần 1%. Trong số này, 1.295 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 12 dự án vay, còn lại là người mua nhà.
Ngoài 4 ngân hàng TMCP Nhà nước, có thêm các ngân hàng TMCP gồm TP Bank, VPBank, MBBank và Techcombank tham gia với số tiền 5.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng.
Các ngân hàng đã triển khai cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn từ 1,5-2%/năm so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân (của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường).
Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh hạ lãi suất. Doanh nghiệp được ưu đãi 8%/năm và với người mua nhà 7,5%/năm. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đánh giá, lãi suất và thời hạn được hưởng lãi suất ưu đãi ngắn (3 năm đối với chủ đầu tư, 5 năm đối với khách hàng cá nhân) chưa thực sự thu hút người vay.
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không đủ điều kiện về tín dụng để được vay như không đảm bảo điều kiện dư nợ tín dụng, không có tài sản khác để thực hiện đảm bảo tín dụng, đã vay tại các tổ chức tín dụng khác...
-
Người mua nhà ở xã hội chùn tay với lãi suất gói 120.000 tỷ, Bộ Xây dựng đề xuất giảm thêm
Bộ Xây dựng đề xuất Ngân hàng Nhà nước NHNN nghiên cứu, xem xét hạ lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng với nhà ở xã hội để phù hợp với điều kiện thực tiễn.
-
Hà Nội thúc tháo gỡ vướng các dự án nhà ở xã hội
UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 4255 về việc triển khai thực hiện Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội....
-
Năm 2025, cả nước dự kiến hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội
Năm 2025 Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người.
-
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng, gỡ khó cho phân khúc nhà ở có nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung đang “nhỏ giọt”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương triển khai các dự án nhà ở xã hội trên cả nước.