Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có báo cáo đánh giá về việc nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển phục vụ các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Có thể dùng cát biển thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền cao tốc
Trước đó, theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay, đoạn thí điểm đã hoàn thành lớp đắp bằng cát biển, đang thi công lớp đá dăm láng nhựa. Dự kiến đến tháng 12/2023 sẽ hoàn thành đến lớp mặt và có thể thông tuyến đoạn thí điểm.
Theo đánh giá bước đầu, Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cho biết vật liệu đầu vào dùng đắp mẫu cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm đảm bảo các yêu cầu đối với vật liệu đắp nền về hàm lượng muối hoà tan và chỉ số sức chịu tải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu (tổng lượng muối hòa tan dưới 5%).
Kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và đất xung quanh đoạn nền đường đắp bằng cát biển cho thấy trước và trong khi thi công chưa có bằng chứng cát biển làm tăng độ mặn và hàm lượng clorua trong nước mặt và nước ngầm. Việc thi công cũng không ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đánh giá sơ bộ rằng cát biển lấy từ tỉnh Sóc Trăng có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường. Các tính chất vật liệu của cát biển sử dụng đắp nền đường tương tự như cát sông. Đồng thời, việc sử dụng cát biển đắp nền đường cũng không có tác động lớn về chất lượng môi trường xung quanh; độ mặn của nước mặt và nước ngầm trước và sau khi thi công chưa thể hiện rõ ràng.
Để có thêm số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển sử dụng cho các dự án đường cao tốc, thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ về việc bổ sung mẫu cát biển từ các vùng miền khác nhau để nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn về nguồn và chất lượng các biển sử dụng cho các công trình xây dựng.
-
Trước năm 2025, chưa thể dùng cát biển để thi công cao tốc
Đến cuối năm 2023, việc thí điểm sử dụng cát biển thi công cao tốc Bắc - Nam mới có kết quả, vì vậy từ giờ đến năm 2024 nguồn vật liệu san lấp cho các dự án chủ yếu là cát sông.
-
Dùng cát biển làm vật liệu thi công hạ tầng cao tốc: Lập tổ công tác nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho các dự án hạ tầng giao thông.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....