Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ “nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng”.
Cát biển được thí điểm làm vật liệu đắp nền đường tại dự án cao tốc
Theo đó, Tổ công tác đánh giá hiệu quả việc dùng cát biển làm vật liệu xây dựng có 28 thành viên. Các thành viên tập hợp từ các bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và từ viện chuyên ngành, trường đại học, hội chuyên ngành, doanh nghiệp.
Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm làm tổ trưởng, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tổ phó.
3 nhiệm vụ của Tổ công tác
Quyết định nêu rõ, Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện 3 nội dung chính:
Xây dựng, triển khai các nội dung chi tiết nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.
Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về vật liệu cát biển sử dụng trong công trình dân dụng và giao thông.
Cuối cùng là báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, công nghệ xử lý cát nhiễm mặn, ứng dụng thí điểm việc sử dụng cát biển trong công trình dân dụng và giao thông.
Đồng thời, báo cáo, tham mưu cho Chính phủ về khả năng sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng trong công trình dân dụng và giao thông.
Cuối năm 2023 sẽ có kết quả đánh giá về việc sử dụng cát biển thay thế
Liên quan đến nhu cầu cát đắp phục vụ các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo báo cáo, khối lượng vật liệu cát đắp nền đường cho các dự án khởi công trong giai đoạn 2022-2025 lên tới 40 triệu m3. Trong đó, năm 2023 cần khoảng 17 triệu m3, năm 2024-2025 cần khoảng 23 triệu m3.
Ngoài ra, nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương khu vực ĐBSCL đến năm 2030 lên tới hàng trăm triệu m3. Trong khi đó, nguồn cát từ khai thác cát lòng sông chỉ đáp ứng được khoảng 50% trữ lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng là vô cùng cấp thiết.
-
Giải quyết tình trạng khan hiếm, đội giá cát xây dựng bằng cách nào?
Thiếu nguồn cát xây dựng đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt, nhiều công trình bị ngưng trệ, có khả năng không đạt tiến độ đề ra... Trong bối cảnh đó, việc sử dụng cát biển thay thế là giải pháp cấp thiết lúc này.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....