Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2023.
Bộ Xây dựng cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng có xu hướng giảm sản lượng sản xuất và mức tiêu thụ so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường vật liệu xây dựng ngưng trệ từ sản xuất đến tiêu thụ
Đối với xi măng, Bộ Xây dựng ghi nhận sản lượng sản xuất trong 9 tháng đầu năm nay đạt khoảng 61,5 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng xi măng tiêu thụ đạt 66 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ.
Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa đạt 42 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker đạt 24 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này ước đạt 1,2 tỷ USD.
Với mặt hàng gạch ốp lát, sản lượng sản xuất trong 9 tháng qua đạt khoảng 292 triệu m2, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ gạch ốp lát khoảng 204 triệu m2, giảm khoảng 11% so với cùng kỳ.
Sản lượng sứ vệ sinh sản xuất đạt khoảng gần 9,3 triệu sản phẩm, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ; tiêu thụ mặt hàng này sau 9 tháng đạt khoảng 8 triệu sản phẩm.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 9 tháng đầu năm, cả nước sản xuất 7,72 triệu tấn thép xây dựng, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng bán hàng trong giai đoạn này đạt 7,74 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 344.676 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ.
Xét tổng thể nhu cầu sử dụng thép xây dựng ở nội địa và xuất khẩu trong 9 tháng vừa qua ở mức thấp, các nhà máy giảm giá bán để đáp ứng kế hoạch sản xuất/bán hàng. Việc cạnh tranh về giá bán, thị phần, thị trường của các nhà máy ngày càng trở nên khốc liệt để duy trì hoạt động của nhà máy.
Thời gian tới, VSA cho rằng các lĩnh vực gặp khó khăn như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, thị trường bất động sản… sẽ tiếp tục cải thiện, trong khi đó đầu tư công tiếp tục được mở rộng sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu cầu thép những tháng cuối năm.
“Triển vọng thị trường thép trong nước quý 4/2023 sẽ tốt hơn so với các quý trước đó”, VSA nhận định.
-
Ngành vật liệu xây dựng đón “sóng” sân bay Long Thành và phát triển hạ tầng giao thông phía Nam
Với việc đầu tư công được đẩy mạnh cộng và sự phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam, ngành đá xây dựng sẽ sớm được hưởng lợi, nhất là những doanh nghiệp có mỏ đá gần khu vực dự án, có tài chính an toàn.
-
Tìm cách “vá lỗ hổng” trong công bố giá vật liệu xây dựng
Nhiều địa phương công bố giá vật liệu xây dựng (VLXD) còn chậm và chưa sát với thực tế cung cầu của thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....