Ảnh minh hoạ.
Sau hơn 3 năm khủng hoảng, thị trường bất động sản Trung Quốc đang có tín hiệu khởi sắc. Doanh thu bất động sản vừa có tháng tăng đầu tiên trong năm nay sau khi Bắc Kinh công bố gói chính sách tiền tệ quy mô lớn nhất kể từ sau đại dịch Covid-19. Chính phủ Trung Quốc dự kiến công bố một gói chính sách tài khóa trong tuần này.
Lạc quan với những tín hiệu tăng chi tiêu từ Chính phủ, người mua nhà Trung Quốc đang bắt đầu trở lại thị trường. Tại dự án Jingyue Mansion với 188 căn hộ mới xây ở ngoại ô Thượng Hải, gian đoạn mở bán đầu tiên đã kết thúc và bán hết vào cuối tháng 10.
"Nhà chức trách đã nới lỏng chính sách và bây giờ chúng tôi có thể mua nhà”, một người mua tên Chen chia sẻ tại phòng giới thiệu nhà, đề cập tới các biện pháp hạn chế nhằm kiềm giá nhà của Bắc Kinh trước đây.
Theo các nhà phân tích, vực dậy thị trường bất động sản là nhiệm vụ quan trọng với Bắc Kinh nhằm hồi sinh nền kinh tế trước nguy cơ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%. Bất động sản từng đóng góp hơn 25% GDP của Trung Quốc trước khi chính phủ nước này mạnh tay kiềm chế nhằm ngăn ngừa bong bóng địa ốc vài năm trước.
Một gói chính sách tài khóa – cùng với gói chính sách tiền tệ công bố hồi tháng 9 – sẽ đánh dấu nỗ lực can thiệp đồng bộ nhất của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng đã khiến một loạt công ty địa ốc lớn phá sản và kéo tụt niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Trong ba năm qua, lĩnh vực này đã chứng kiến nhiều tín hiệu phục hồi ngắn ngủi”, ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie nhận xét khi đề cập đến các nỗ lực hỗ trợ thị trường của chính phủ vào đầu năm 2022, tháng 6/2022, đầu năm 2023 và tháng 5/2024. “Mỗi lần như vậy, ban đầu thị trường nhà ở phục hồi nhờ chính sách hỗ trợ, nhưng rồi sau đó lại nhanh chóng suy yếu”.
Giờ đây, thị trường lại xuất hiện những tín hiệu phục hồi. Doanh thu tháng 10 của 100 công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ giá nhà mới tăng.
Tuy đã xuất hiện tâm lý tích cực trên thị trường, các cuộc phỏng vấn của Financial Times với các bên liên quan tại 6 thành phố lớn của Trung Quốc cho thấy sự hoài nghi về triển vọng lâu dài của lĩnh vực này.
Thực tế cho thấy dù một số thành phố đã nới lỏng hạn chế với giao dịch bất động sản nhằm thúc đẩy doanh thu, những động thái như vậy thường không mang lại tác động đáng kể.
Ví dụ, tại Bắc Kinh, từ cuối tháng 9, cư dân không có hộ khẩu được phép mua nhà trong khu vực Vành đai 5 nếu họ có hóa đơn nộp thuế tại thành phố trong 3 năm qua – giảm từ quy định 5 năm trước đây. Còn tại Vô Tích, một thành phố sầm uất cách Thượng Hải một tiếng lái xe, một dự án chung cư gồm 11 tòa tháp đang xây dựng có vốn đầu tư nhà nước dự kiến cho phép khách hàng đổi nhà cũ và mua nhà mới với giá chiết khấu.
Tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, một dự án bất động sản lớn đang xây dựng vẫn còn nhiều căn hộ chưa tìm được người mua dù đã mở bán được 18 tháng. Theo một nhân viên kinh doanh, dù dự án bán được được 20 căn hộ trong tháng 10 sau khi gói kích thích của chính phủ được công bố, gấp đôi so với bình quân 10 căn/tháng trước đó, thị trường vẫn rất khó khăn.
Tại Trung Quốc, hầu hết khách hàng mua nhà trước khi dự án xây xong, do đó dễ bị thiệt hại nếu chủ đầu tư phá sản. Điều này khiến khách mua nhà chuyển sang thị trường nhà ở có sẵn. Một điểm hấp dẫn nữa là giá nhà có sẵn giảm mạnh hơn.
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.
-
Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở chính ra Hà Nội?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, chấp thuận đề xuất của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh về việc thông qua chương trình và tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chứ...
-
Hấp lực của Hanoi Melody Residences: 3 lý do người mua “chốt” nhanh chóng
Là dự án hiếm đang triển khai giữa nội đô, tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences (Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến khách mua ở thực, đặc biệt là nhóm khách gia đình vô cùng ưa chuộng nhanh chóng nhờ bộ 3 tiện ích mua sắm, chăm sóc sức khỏe ...
-
Phương án xử lý 5 dự án chậm tiến độ Hà Nội vừa công bố gọi tên Công viên Kim Quy, Tổ hợp 148 phố Giảng Võ
Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ra thông báo số 506/TB-VP ngày 31/10/2024, nêu kết luận của Chủ tịch UBND TP về tình hình triển khai các dự án đầu tư kéo dài, chậm tiến độ và gây bức xúc trong xã hội....