Thông tin trên được đưa ra trong họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng diễn ra chiều 13/6.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thị trường bất động sản năm 2021 vẫn còn hiện tượng bị đẩy giá lên cao, đặc biệt giá đất nền tại một số khu vực dự kiến lên quận, hạ tầng giao thông đi qua.
Trong đó, giá nhà ở chung cư tăng trung bình từ 5-7%, giá nhà ở riêng lẻ có nơi tăng đến 30%. Nguyên nhân tăng giá bất động sản là do tín dụng điều chỉnh chưa tốt, thông tin thị trường chưa được kịp thời nên xuất hiện tình trạng thổi giá.
Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản. Cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương đến thời điểm hiện nay, thị trường bất động sản so với cùng kỳ 2021 và so với quý 4/2021 nhiều nơi đã “hạ nhiệt” mặc dù giá vẫn còn cao.
Hiện nay, thị trường bất động sản nhiều nơi đã “hạ nhiệt” mặc dù giá vẫn còn cao. Ảnh minh họa
Trước đó trong báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 1/2022, Bộ Xây dựng cho biết giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021. Tại Hà Nội, giá nhà chung cư tăng khoảng 4-5%, cao hơn so với tại TP.HCM tăng khoảng 1-2% so với cuối năm 2021.
Trong khi đó, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư (bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý trước). Thời điểm cuối tháng 3/2022 tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP.HCM, tại các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai… có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng 15 – 20% so với cuối năm 2021. Diễn biến này tương tự thời điểm cuối quý 1, đầu quý 2/2021. Tuy nhiên mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2021, phân khúc nhà ở thương mại có 172 dự án hoàn thành, chỉ bằng khoảng 60% số dự án so với năm trước. Quý 1/2022, có 22 dự án hoàn thành, 1.216 dự án đang triển khai xây dựng, bằng khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Cả nước đang triển khai 339 dự án nhà ở xã hội, nhưng tốc độ triển khai rất chậm. Trong đó, nhà ở công nhân là hơn 152.000 căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 219.000 căn hộ.
Để đảm bảo nguồn cung ra thị trường, Bộ Xây dựng đề xuất các doanh nghiệp có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt cần được tạo điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển các dự án bất động sản; tiếp tục cho vay đối với các dự án đầy đủ pháp lý có hiệu quả, ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung ngay cho thị trường.
-
"Mổ xẻ" nguyên nhân gây ra sốt đất
Từ đầu năm 2020 đến nay, tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, những cơn sốt đất “chợt đến chợt đi” để lại nhiều hệ lụy. Vậy sốt đất là gì? Những nguyên nhân nào gây ra sốt đất?
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...