Để bảo vệ người mua nhà, nhiều ý kiến cho rằng nên buộc cả doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng phải công bố thông tin dự án thế chấp
Việc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM công bố danh sách hàng loạt dự án bất động sản thế chấp ngân hàng vừa qua được coi là yếu tố quan trọng góp phần minh bạch thị trường bất động sản và bảo vệ người mua nhà. Tuy nhiên, do còn có vướng mắc trong thu thập dữ liệu khiến thông tin công bố chưa thật sự đầy đủ, gây hoang mang lo lắng cho người mua nhà và doanh nghiệp.
Mới đây, tại tọa đàm Dự án bất động sản thế chấp ngân hàng: Hiểu sao cho đúng? tổ chức tại Tp.HCM, nhiều ý kiến cho rằng cần buộc các ngân hàng phải công bố thông tin dự án thế chấp. Ông Nguyễn Khánh Hưng, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Đất Xanh cho rằng, nên quy định bắt buộc ngân hàng phải công bố thông tin dự án bất động sản thế chấp vì chính ngân hàng là người cho vay nên nắm rõ nhất các thông tin này. Doanh nghiệp bất động sản cũng phải công bố thông tin dự án, nếu không là lừa người tiêu dùng.
Theo ông Hưng, 80% trách nhiệm công bố thông tin dự án thế chấp thuộc về bản thân doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng. 20% còn lại là sự phối hợp của các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên, Sở Tư pháp.
Các ngân hàng là tổ chức kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Do đó, phải chấp nhận cuộc chơi trong minh bạch thông tin. Việc này cũng giống như các doanh nghiệp đại chúng khi niêm yết trên sàn phải công khai thông tin hoạt động thường xuyên. Thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp không niêm yết nên không buộc phải công bố thông tin, đây là điều không công bằng. Do đó, nên bắt buộc các ngân hàng phải công bố thông tin ký kết hợp đồng thế chấp, tránh các vụ lừa đảo tài sản lớn.
Ngoài ra, các đối tượng tổ chức tín dụng nào được phép cầm cố, thế chấp tài sản thì cũng phải công bố. Các nội dung cần thiết là ai cho ai vay, mục đích làm gì, vay trong bao lâu. Trừ các thông tin như lãi suất, ưu đãi thanh toán,... thuộc bí mật kinh doanh được pháp luật bảo vệ thì có thể không cần công bố.
Đồng tình với quan điểm này, theo ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Tp.HCM, xét về loại hình vay vốn, hiện có 3 loại nhưng không phải tất cả đều đến đăng ký ở Sở mà có cả ngân hàng.
Cụ thể, chỉ có loại tài sản hiện vật có giấy đỏ để thế chấp thì sẽ đến ở Sở đăng ký. Còn 2 trường hợp khác là thế chấp dự án theo Thông tư 26 (có tài sản gắn với đất và loại phê duyệt dự án) và thế chấp quyền tài sản phát sinh trên hợp đồng thì không đăng ký ở Sở mà phải qua ngân hàng và chỉ ngân hàng mới biết để cung cấp thông tin này. Hơn nữa, đây là những loại chiếm số lượng rất lớn.
Như vậy, chỉ có ngân hàng là bên cho vay nên biết rõ là ở loại hình nào và hình thức đăng ký gì, kèm theo các điều kiện gì. Do đó, chúng tôi cho rằng, chính ngân hàng đứng ra công bố thông tin thì sẽ rất thuận lợi.
Nhìn nhận ở góc độ khác, TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng lại cho rằng, mặc dù những thông tin nói trên người mua nhà rất muốn biết song thực tế các tổ chức tín dụng hiện nay quy định rất ngặt nghèo.
Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ một số thông tin bảo mật như không được công bố ai là người đi vay, ai là người đứng bảo lãnh. Đây là các thông tin mà các cơ quan chức năng đăng ký thế chấp cung cấp. Họ cung cấp là tài sản đảm bảo, lô đất đó như thế nào và được thế chấp cho ngân hàng nào, số tiền thế chấp bao nhiêu và thời gian thế chấp bao lâu.Thông thường, họ sẽ không cung cấp thông tin ai là người thế chấp mà chỉ cho biết ai là người nhận thế chấp, là ngân hàng nào. Chứ thế chấp để vay, bảo lãnh một món nợ nào đó của người khác thì không có.
Chính vì thế, tôi đồng ý trong tương lai các các ngân hàng sẽ cung cấp thông tin tuy nhiên thông tin ai là người đi vay, ai là người đứng ra thế chấp, bảo lãnh một món vay nào đó thì không nên có. Ngân hàng phải bảo vệ thông tin đó cho khách hàng của mình.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng nên để cơ quan Nhà nước đứng ra công bố vì để doanh nghiệp tự công bố họ sẽ cung cấp các thông tin có lợi cho công ty nên không khách quan. Trên thực tế, ông Phạm Ngọc Liên cũng cho biết, việc công bố đợt 1 danh sách các dự án thế chấp vừa qua như một bức tranh nhiều mảnh ghép và còn “rất vướng”.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về trách nhiệm công bố của các bên liên quan song chắc chắn, trong các đợt công bố tiếp theo vẫn cần sự phối hợp của rất nhiều cơ quan có trách nhiệm với nhau.
-
Thế chấp dự án bất động sản: Hồi hộp chờ đợt công bố mới
CafeLand – Sự kiện danh sách hàng chục dự án bất động sản thế chấp ngân hàng được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM công bố vừa qua đã khiến cả thị trường chấn động. Chủ đầu tư và người mua nhà đều hoang mang, lo lắng. Đến nay, sau nhiều ý kiến phân tích, giải thích của cơ quan chức năng, dù người dân đã bình tĩnh hơn song thông tin về việc khi nào sẽ công bố đợt tiếp theo, hình thức công bố có gì khác và ai sẽ có tên trong danh sách này vẫn khiến cả thị trường hồi hộp.
-
Họp báo dự án thế chấp ngân hàng, “hé lộ” thông tin thế chấp bằng quyền tài sản
CafeLand – Thông tin về thế chấp bằng quyền tài sản được ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường cho biết tại buổi họp báo về việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng vào chiều qua (29/7).
-
"Hé lộ" danh sách 55 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng (Phần 2)
Như đã giới thiệu ở cuối bài 1, bài 2 của loạt bài viết về các dự án nhà ở thế chấp ngân hàng này sẽ thông tin đến bạn đọc 22 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng ở các dự án thế chấp ở "Quận chữ". Trong danh sách này có những cái tên lớn như Ehome 3, City Garden, Sunny Plaza, Nine South Vina Nam Phú, Cao ốc Hưng Phát,...
-
Nhiều dự án bị thế chấp 2 lần và tiếng chuông cảnh báo với người mua nhà
CafeLand - Sau khi Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn phát đi công văn thực hiện bàn giao tài sản thế chấp dự án chung cư The Harmona vì chủ đầu tư là Công ty CP Thanh Niên không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng đúng thời hạn, thì 2 dự án chung cư RubyLand (Tân Phú) và Cao Ốc Xanh (quận 9) cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vụ việc khiến các hộ dân tại những chung cư này hết sức hoang mang và tiếng chuông cảnh báo người dân cần thận trọng hơn khi đi mua nhà.