Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã sụt giảm khoảng 55 tỷ USD giá trị cổ phiếu kể từ đầu năm 2022, theo một thước đo về thị trường chứng khoán của Bloomberg Intelligence. Trong khi đó, giá trị trái phiếu bằng đồng USD của các công ty này cũng “bốc hơi” hơn 35 tỷ USD trong cùng giai đoạn.
Đà lao dốc này đã khiến giá cổ phiếu của nhiều công ty bất động sản Trung Quốc xuống mức thấp chưa từng có sau một thập kỷ, trong giá trị các khoản trái phiếu bằng đồng USD cũng rơi xuống mức thấp kỷ lục.
Sự bi quan ngày càng tăng khi chính quyền Bắc Kinh xác nhận người mua chứ không phải các công ty bất động sản mới là đối tượng ưu tiên trong nỗ lực nhằm ổn định thị trường.
Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại Natixis SA, cho biết:“Các biện pháp hỗ trợ của chính phủ được đưa ra nhằm giải cứu thị trường bất động sản và niềm tin về nhà ở, chứ không phải để cứu các nhà phát triển bất động sản”.
Vận may của các công ty bất động Trung Quốc chắc chắn đã lung lay trong năm qua khi ngành bất động sản nước này rơi vào suy thoái, cũng như việc chính phủ siết chặt hoạt động cho vay bất động sản. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản chưa từng có đe dọa cả hệ thống tài chính và cũng như sự ổn định xã hội. Trước sự thất vọng của các nhà đầu tư, những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của các nhà phát triển chủ yếu nhằm mục đích chắp vá.
Chỉ số đo lường của Bloomberg Intelligence về giá cổ phiếu các công ty bất động sản Trung Quốc đã giảm 27% trong năm nay, mức giảm thấp nhất sau một thập kỷ. Điều này trái ngược hoàn toàn với mức tăng hàng năm hơn 80% trước khi đại dịch xảy ra.
Với thị trường trái phiếu USD có lợi suất cao ở Trung Quốc, tình hình thậm chí còn tệ hơn. Các chỉ số đo lường của Bloomberg đã chạm mức thấp nhất vào tuần trước trong bối cảnh xuất hiện lo ngại về những vụ vỡ nợ mới. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ với những khoản vay trái phiếu đạt kỷ lục ở mức 28,8 tỷ USD trong năm nay, trong đó phần lớn là các công ty bất động sản.
Cuối tháng 7, Bloomberg Intelligence ước tính rằng giá trị trái phiếu bằng đồng USD trung bình bằng của các công ty bất động sản Trung Quốc là 16 cent, giảm sâu so với mức 40 cent vào tháng 3. Điều này phản ánh kỳ vọng thấp của các nhà đầu tư về khả năng có thể lấy lại tiền đúng hạn.
Khi tăng trưởng kinh tế và dân số chậm lại, thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa không thể phục hồi trong những năm tới. Những cam kết lặp đi lặp lại từ các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng “nhà là để ở chứ không phải đầu cơ”, cũng như chiến dịch tăng nguồn cung nhà ở công cộng, có nghĩa rằng bất động sản sẽ không còn là ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.
Andrew Chan, nhà phân tích tín dụng của Bloomberg Intelligence cho biết: “Về dài hạn, mô hình kinh doanh bất động sản sẽ thay đổi. Ngành bất động sản có thể chịu sự chi phối nhiều hơn từ nhà nước, vì vậy giá bất động sản có thể được kiểm soát theo một nghĩa nào đó. Điều này phù hợp với mục tiêu ổn định xã hội của Trung Quốc”.
-
Trung Quốc bơm thêm vốn, hạ lãi suất cứu thị trường bất động sản
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cho vay chuẩn, trong khi các nhà làm chính sách tăng cường hỗ trợ thị trường bất động sản bằng các khoản vay bổ sung, một nỗ lực do chính phủ nước này chỉ đạo nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng trầm trọng và thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
-
Đâu là thị trường bất động sản lớn tiếp theo gặp suy thoái sau Trung Quốc?
Những diễn biến trên thị trường bất động sản Trung Quốc đã chú ý sự thu hút của các nhà đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ sẽ không phải thị trường bất động sản lớn duy nhất trên thế giới gặp khó trong năm nay.
-
Ngành quản lý tài sản Trung Quốc chịu “vạ lây” từ các doanh nghiệp bất động sản
Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đang phủ bóng đen lên triển vọng phát triển của các công ty quản lý bất động sản từng được đánh giá cao và khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc ra quyết định.
-
Trung Quốc nỗ lực chấm dứt khủng hoảng bất động sản bằng gói giải cứu lớn chưa từng thấy
Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tiếp tục tăng sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp mạnh mẽ nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang khủng hoảng.
-
Trung Quốc dỡ bỏ hàng loạt hạn chế mua nhà để giải quyết bất động sản tồn kho
Thị trường bất động sản Trung Quốc dường như đang bước vào giai đoạn mới khi các thành phố dỡ bỏ nhiều hạn chế về sở hữu nhà ở và chuyển trọng tâm sang việc giảm lượng hàng tồn kho.
-
Trung Quốc dự chi số tiền “khủng” để thu mua nhà ở tồn kho của doanh nghiệp
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang xem xét đề xuất yêu cầu chính quyền địa phương thu mua hàng triệu căn nhà còn tồn kho. Đây có thể là một trong những nỗ lực tham vọng nhất của quốc gia này nhằm giải cứu thị trường bất động sản, với ngân sách lên tới 7...