Tổng giá trị cổ phiếu của nhóm các doanh nghiệp quản lý tài sản tại Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 7% do các nhà đầu tư có phản ứng tiêu cực trước những trường hợp mới nhất liên quan tới các công ty bất động sản của quốc gia này đang gặp khó trong việc trả nợ.
John Lam, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản tại Trung Quốc và Hong Kong của UBS cho biết: “Thị trường vốn đã mất niềm tin vào một số công ty quản lý bất động sản, ngay cả với những công ty hàng đầu trong ngành”.
Ngày 22/7, một cuộc điều tra nội bộ đã phát hiện công ty con của gã khổng lồ China Evergrande là Evergrande Property Services đang quản lý khối tài sản trị giá 2 tỷ USD, nhưng khối tài sản này đang được công ty dùng như tài sản đảm bảo cho khoản vay nhằm mục đích trả nợ.
Cuối cùng, các ngân hàng đã thu giữ tiền, qua đó khiến lượng tiền mặt của doanh nghiệp gần như bị xóa xổ. China Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, là trung tâm của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc. Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở Trung Quốc rơi vào tình trạng tương tự, qua đó khiến thị trường bất động sản nước này “lao dốc không phanh”.
Ngày 1/8, giá cổ phiếu của công ty quản lý tài sản Jinke Smart Services Group đã giảm 37% sau khi doanh nghiệp cho biết sẽ cho công ty mẹ Jinke Property vay tới 222,3 triệu USD. Ngoài ra, nhà quản lý bất động sản Shimao Services Holdings đã mua một doanh nghiệp từ công ty mẹ của nhà phát triển Shimao Group với giá cao bất thường.
Khi cuộc hủng hoảng nhà đất tại Trung Quốc bùng lên vào năm ngoái, một số đơn vị quản lý tài sản đã phát hành và bán cổ phiếu nhằm mục đích gây quỹ cho các công ty mẹ.
Những cách làm như vậy không thể làm hài lòng các nhà đầu tư. Kể từ giữa năm 2021, định giá đối với các công ty con chuyên quản lý tài sản của những chủ đầu tư gặp khó khăn đã giảm đáng kể, theo John Lam.
Tình trạng lao dốc tiếp tục kéo dài cho tới năm nay. Kể từ khi Jinke Smart Services công bố thông tin, chỉ số phụ Hang Seng theo dõi các công ty quản lý bất động sản lớn ở Trung Quốc đã giảm 7% điểm cơ bản, trong khi chỉ số Hang Seng chỉ chứng kiến mức giảm chưa tới 1%.
Lòng tin về các công ty mẹ
William Shek, Giám đốc phân phối của Zeal Asset Management Ltd, một nhà quản lý quỹ đầu cơ có trụ sở tại Hong Kong cho biết công ty của ông đã thận trọng đối với lĩnh vực này kể từ khi cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc xuất hiện.
“Các công ty con khó có thể được che chắn khỏi rủi ro nếu công ty mẹ của họ gặp khó khăn”, ông Shek nhấn mạnh. Một mối quan tâm khác là mức độ đáng tin về lợi nhuận của các doanh nghiệp quản lý tài sản. Vì phần lớn hoạt động kinh doanh của họ là cung cấp dịch vụ quản lý cho công ty mẹ, doanh thu sẽ bị giới hạn bởi số tiền công ty mẹ sẽ hoặc có thể trả, theo ý kiến của 2 CEO trên Reuters.
Các nhà phân tích lưu ý rằng các công ty quản lý bất động sản đã công bố khoản trích lập dự phòng giảm giá đột biến cho các khoản phải thu trong nửa cuối năm ngoái. Xu hướng này dự kiến sẽ xấu đi trong nửa đầu năm 2022, khi ngày càng có nhiều nhà phát triển cạn kiệt tiền mặt.
-
Trung Quốc thừa 50 triệu căn nhà
Trung Quốc có đến 50 triệu căn nhà bị bỏ trống, tương đương với khoảng 12,1% tổng nguồn cung nhà ở. Điều này có thể gây áp lực lớn hơn nữa lên giá nhà tại một thị trường bất động sản vốn đang bị khủng hoảng nặng nề.
-
Trung Quốc dự kiến vận động các nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước mua trái phiếu bất động sản
Bắc Kinh đang cố gắng hạn chế thiệt hại về tài sản thế chấp đối với một số nhà phát triển bất động sản tư nhân. Khi giá nhà giảm, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đảm bảo các vấn đề thu nhập cố định mới trong nước cho 6 công ty xây dựng nhà, trong đó có Longfor và Country Garden, Reuters trích dẫn các nguồn tin.
-
Thị trường bất động sản khủng hoảng trầm trọng, Trung Quốc quyết định cắt giảm hai loại lãi suất
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 15/8 đã quyết định cắt giảm lãi suất sau khi các số liệu mới công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang mất đà tăng trưởng trong tháng 7 do các đợt phong toả mới để chống dịch Covid và đà suy thoái ngày càng trầm trọng của thị trường bất động sản.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.