Cư dân hốt hoảng vì thang máy bị kẹt
Chung cư Ehome 2 do công ty Nam Long làm chủ đầu tư với năm block nhà, khoảng 600 căn hộ, được đưa vào sử dụng từ năm 2009. Trước đây, ban quản trị do đại diện công ty đảm nhiệm. Đơn vị cung ứng dịch vụ gửi xe, giữ an ninh... là công ty dịch vụ Nam Long.
Sự việc khiến nhiều cư dân bức xúc một số thành viên ban quản trị mới trúng cử vào nhiệm kì mới 2014 - 2016, thay vì đại diện của cư dân để giám sát ban quản lý, nhưng đã có dấu hiệu vô trách nhiệm, tư túi...
Cụ thể ý định lắp barie là để tận thu, hơn là để giữ một môi trường sống tốt bấy lâu nay; đồng thời điều này sẽ khiến họ không thể buôn bán, cản trở kinh tế của nhiều gia đình sống cạnh lối vào. Vì sự phản ứng gay gắt này, việc lắp đặt barie vẫn chưa triển khai được. Ban quản trị còn thu phí 20 nghìn đồng với thẻ nhựa ra vào của cư dân là không hợp lý.
Cùng lúc với ban quản lý mới hiện nay, công ty My House đã đảm trách nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ cho cư dân, "đẩy" công ty dịch vụ Nam Long ra rìa. Thế nhưng, cách mà công ty Nhà Tôi đang làm thể hiện sự non yếu, xem thường khách hàng. Đơn cử, từ khi công ty Nhà Tôi trúng thầu, hàng loạt thang máy gặp sự cố, liên tục "nhốt" bà già và trẻ em trong đó. Trước đây, công ty dịch vụ Nam Long thường cử nhân viên trực vào ngày thứ bảy và chủ nhật để cư dân đóng tiền lệ phí hoặc cử nhân viên đến tận nhà để thu, thì công ty dịch vụ Nhà Tôi lại không làm được. Đường dây nóng của công ty này liên tục nhận phàn nàn của khách hàng. Họ tự nguyện đóng tiền, còn nhân viên công ty thì đủng đỉnh... thất hứa, hẹn đến tận nhà mà không tới, xem thường "thượng đế”.
Nhân viên bảo vệ làm việc trên những cái bàn cũ kĩ, phải kê thêm... gạch đá. Khâu vệ sinh cũng chưa được chăm lo tốt.
Người dân tại đây đề nghị cơ quan chức năng sớm can thiệp, bãi bỏ danh sách ban quản trị hiện nay, bầu lại những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, đơn vị cung ứng dịch vụ cũng phải được thay đổi thì mới làm tròn trách nhiệm trước hàng trăm cư dân.
-
Nam Long tiềm năng nhưng đầy rủi ro
CafeLand - Sở hữu một quỹ đất lớn và cũng là một doanh nghiêp có tên tuổi trên thị trường bất động sản, Nam Long có nhiều triển vọng phát triển. Tuy vậy, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản khác, Nam Long cũng không thoát khỏi vòng xoáy khó khăn. Đặc biệt, với việc đổ tiền vào những dự án lớn ít tiềm năng khiến cho rủi ro của Nam Long không hề nhỏ.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...