Theo dữ liệu từ công ty bất động sản Savills, tính đến thời điểm hiện tại của năm 2020, số lượng các đại lý bán lẻ đồ xa xỉ tại châu Á đã chiếm 38,9% trên toàn cầu. Con số này cao hơn so với mức 31,8% trong năm 2019.
Anthony Selwyn, người đứng đầu thị trường bán lẻ của Savills cho biết: "Các cửa hàng bán lẻ đồ hiệu cao cấp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã góp phần quan trọng vào các hoạt động kinh doanh toàn cầu của lĩnh vực này".
Giờ đây, khi đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, APAC đang vươn mình trở thành khu vực phát triển hàng đầu thế giới.
Thị phần lớn của lĩnh vực bán lẻ thuộc về Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia này chiếm 18,8% tỷ lệ các cửa hàng bán lẻ được xây dựng mới trên toàn thế giới trong năm nay và chiếm gần một nửa của toàn khu vực APAC.
So với năm 2019, Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng vọt 64,7% chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, trở thành thị trường lớn duy nhất tăng trưởng trong giai đoạn này.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành trên khắp thế giới, nhiều khách du lịch Trung Quốc đã không thể tới các thành phố lớn của châu Âu như Milan, Paris hay London để mua sắm. Đó là lý do vì sao nhiều cửa hàng bán lẻ mọc lên tại đất nước này. Ngoài ra, việc ngành du lịch nội địa của Trung Quốc cũng được mở cửa trở lại khiến người dân có thể dễ dàng hơn trong việc mua sắm.
Đặc biệt, khu vực Greater Bay Area, bao gồm Hồng Kông, Thâm Quyến, Ma Cao và Quảng Châu đã được chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện để phát triển lĩnh vực bán lẻ. Với mục tiêu đưa khu vực này sánh ngang với tầm vóc của thung lũng Silicon vào năm 2025, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho các công ty và thương hiệu lớn đặt chi nhánh tại Greater Bay Area. Một quốc gia khác của khu vực APAC là Singapore cũng chứng kiến xu hướng tương tự như Trung Quốc.
Bà Sulian Tan-Wijaya, giám đốc điều hành của Savills Singapore cho biết các chi nhánh của những nhãn hàng lớn ở Singapore trong nhiều năm qua phụ thuộc lớn vào khách du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2020 lại chứng kiến điều ngược lại khi có một lượng lớn người mua trong nước sẵn sàng xếp hàng trong thời gian dài để chờ đợi các cửa hàng này mở cửa.
"Việc người dân Singapore không thể đi du lịch trong thời kỳ đại dịch đã góp phần vào việc tăng nhanh doanh số bán hàng tại các đại lý của Chanel, Louis Vuitton, Cartier, Dior và nhiều hãng khác", bà Sulian Tan-Wijaya cho biết.
Hơn nữa, Singapore đang nổi lên như một trung tâm lớn của giày thể thao khi ngày càng có nhiều thương hiệu đồ thể thao lớn mở cửa chi nhánh tại đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á này.
Bà Tan-Wijaya nói thêm: "Các sản phẩm hợp tác như Dior X Nike Air Dior được bán với mức giá 3.500 USD Singapore nhưng vẫn hết hàng một cách nhanh chóng. Thậm chí, khi được bán lại trên mạng, chúng có giá lên tới 12.500 USD Singapore nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều người".
Trong khi đó tại châu Âu, nơi vốn là thị trường đồ xa xỉ hàng đầu thế giới tiếp tục chứng kiến sự suy thoái kéo dài do số lượng các ca nhiễm Covid-19 không ngừng gia tăng.
Hệ quả là thị trường bán lẻ đồ xa xỉ của châu Âu hiện tại chỉ chiếm 45%, dựa trên báo cáo của Boston Consulting Group (BCG).
Ngược lại, chi tiêu của Trung Quốc cho hàng xa xỉ vào năm 2020 có thể cao hơn 30% so với năm ngoái, theo BCG. Bain & Co cũng dự đoán Trung Quốc có thể đóng góp một nửa chi tiêu cho mặt hàng đồ xa xỉ của thế giới vào năm 2025.
Ông Nick Bradstreet, trưởng bộ phận bán lẻ của Savills Hồng Kông chia sẻ: "Trung Quốc sẽ trở thành nơi đóng góp hàng đầu cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của các hãng lớn trên thế giới".
Dữ liệu từ Savills cũng cho thấy chỉ trong quý 3/2020, số lượng cửa hàng bán lẻ được mở thực tế trên toàn cầu đã tăng mạnh. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2020, có thể nhiều cửa hàng sẽ buộc phải đóng cửa trong thời gian tới.
-
Giá vàng cuối ngày 1-12: Vàng SJC bất ngờ tăng sốc
Kết thúc chuỗi giảm mạnh sau nhiều ngày liên tiếp, giá vàng SJC bất ngờ quay đầu tăng mạnh trở lại gần cả triệu đồng/lượng vào cuối ngày 1-12
-
Tại sao cần áp dụng các giải pháp công nghệ vào lĩnh vực bất động sản thương mại?
CafeLand - Khi nói đến việc áp dụng công nghệ, ngành bất động sản thương mại thường bị tụt hậu so với các ngành khác. Tuy nhiên, trong vài năm qua, ngành công nghiệp này đã bắt đầu nghiêm túc hơn trong việc áp dụng công nghệ.
-
Dự đoán về thị trường bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC)
CafeLand - Thị trường bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có thể đối mặt với một số điều chỉnh trong năm 2021. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, thị trường bất động sản tại APAC vẫn hoạt động tốt hơn các nước phương Tây.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.