Một báo cáo của Urban Land Institute (ULI) và công ty kiểm toán PwC được công bố mới đây đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 có tác động không đáng kể đến thị trường bất động sản khu vực APAC trong năm nay.
Tuy nhiên, căng thẳng có thể sẽ xảy ra, đặc biệt là ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Sự không chắc chắn của nền kinh tế khiến nhiều chuyên gia tin rằng sẽ có hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra trong thời điểm cuối năm nay. Theo dữ liệu của Real Capital Analytics, mặc dù khối lượng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của APAC giảm 38% so với năm 2019, nhưng giá cả và tỷ lệ giới hạn hầu như vẫn được duy trì ở mức ổn định.
Các chính sách hỗ trợ việc làm và nhiều gói kích cầu khổng lồ của chính phủ các nước đã tạm thời ngăn chặn tác động của suy thoái diện rộng. Bên cạnh đó, một số chính sách giúp người thuê nhà gặp khó khăn do đại dịch cũng giúp thị trường bất động sản tại khu vực APAC hoạt động tương đối ổn định so với các khu vực khác trên thế giới.
Mặc dù vậy, cả người mua và người bán trong khu vực cũng gặp khó khăn trong việc định giá lại tài sản. Trong khi nguồn tài chính của đa số người mua gặp khó khăn vì đại dịch thì người bán lại không muốn bán tài sản với mức giá quá thấp. Điều này tạo ra sự chênh lệch lớn về giá cả giữa người mua và người bán. Mức độ kỳ vọng về sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản có thể cũng sẽ tan biến nếu việc này diễn ra trong thời gian dài.
Một nhà phân tích cho biết tác động kinh tế của nguồn vốn chính phủ đã khiến khối lượng giao dịch bất động sản thấp hơn do các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi những nguồn vốn đó, qua đó giảm thiểu sự rủi ro trên thị trường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự suy thoái thì khó khăn là điều chắc chắn sẽ xảy ra với bất cứ ai, cho dù đó có là những nhà đầu tư hay các ngân hàng.
Theo nghiên cứu của ULI-PwC, kỳ vọng về khả năng sinh lời của nhà đầu tư tại APAC trong năm 2020 đã giảm xuống mức thấp gần bằng kỷ lục được xác lập vào năm 2009, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Một lý do khiến giá bất động sản vẫn ở mức cao là vì các thẩm định viên về giá đã miễn cưỡng đưa ra các con số trong bối cảnh thị trường đang đối mặt với sự không chắc chắn và kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế trong năm tới không quá cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong năm 2021, đặc biệt là trong quý đầu tiên, thị trường bất động sản tại khu vực APAC sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, đặc biệt là trong trường hợp đại dịch chưa được kiểm soát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Tại Trung Quốc, các nhà phát triển bất động sản quy mô nhỏ đang gặp khó khăn trong việc xin tài trợ từ ngân hàng do thanh khoản bị siết chặt. Do đó, họ mong muốn có thể sớm thanh lý tài sản để hỗ trợ cho việc mua đất với mức giá phù hợp.
Ấn Độ đã chứng kiến sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, khiến nguồn cung cấp tài chính cho những nhà phát triển bất động sản bị thiếu hụt trầm trọng. Với nhu cầu lớn về vốn, các quỹ đầu tư tư nhân và tổ chức nước ngoài đang coi Ấn Độ như một thị trường tiềm năng của khu vực APAC.
Bên cạnh đó, tác động của đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản Úc, nơi có số lượng ký túc xá cho các sinh viên nước ngoài nhiều bật nhất APAC gặp vô vàn khó khăn trong năm nay. Dự kiến, thị trường bất động sản tại đây sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới khi tỷ lệ thất nghiệp không có dấu hiệu suy giảm.
Tuy nhiên, bất chấp việc gặp khó khăn nói chung, thành phố Sydney của Úc cùng với hai thành phố khác là Singapore và Tokyo tiếp tục được xếp hạng là những thành phố có triển vọng đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu trong khu vực.
Sau khi đánh giá về mức độ rủi ro, ULI và PwC cho biết ba thị trường trên đều rất hứa hẹn và có thể trở thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư yêu thích sự an toàn.
Báo cáo của ULI và PwC dựa trên cuộc khảo sát với khoảng 400 chuyên gia bất động sản đến từ các quốc gia khác nhau tại khu vực APAC.
-
Xu hướng của người lao động khiến ngành văn phòng đối mặt với tương lai bất định
CafeLand - Kết quả một cuộc khảo sát trên toàn cầu của công ty bất động sản Jones Lang LaSalle (JLL) cho thấy phần lớn các nhân viên văn phòng đã quen với hình thức làm việc từ xa và sẵn sàng từ bỏ văn phòng ngay cả khi đại dịch kết thúc.
-
Các nhà đầu tư toàn cầu tìm cách phục hồi phân khúc bất động sản thương mại giữa đại dịch
CafeLand - Giá trị của ngành bất động sản thương mại đã thay đổi nhiều trong 6 tháng qua bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và một phần do chưa được khai thác đúng cách.
-
Các quỹ đầu tư tín thác bất động sản văn phòng toàn cầu đứng trước nhiều cơ hội mới
CafeLand - Những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây ra đi kèm với sự phát triển của mạng viễn thông đã tác động mạnh tới thị trường văn phòng trên toàn thế giới
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.