Công ty phân tích dữ liệu Real Capital Analytics cho biết giá trị các giao dịch trong lĩnh vực cho thuê văn phòng tại Seoul đạt gần 9 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020, cao hơn so với mức 7,7 tỷ USD tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản và 4,8 tỷ USD tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Ngoài ra, thủ đô của Hàn Quốc cũng đứng đầu về giao dịch bất động sản bán lẻ, xếp phía sau lần lượt là Quảng Châu và Tokyo.
Chuyên gia Simon Mallinson của Real Capital Analytics cho biết trong một báo cáo: "Những dấu hiệu cho sự phục hồi đang được hình thành. Quy trình giao dịch tại thời điểm này lớn hơn so với năm ngoái, trong khi các nền kinh tế của Seoul cũng đã được mở cửa trở lại".
Trên thực tế, dữ liệu về thị trường châu Á cho thấy nhu cầu đối với lĩnh vực văn phòng và bán lẻ vẫn tăng cao, bất chấp những dự đoán rằng Covid-19 sẽ làm giảm các hoạt động trong những lĩnh vực này.
Châu Á là nơi kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt nhất trên thế giới. Đợt bùng phát đỉnh điểm tại Hàn Quốc đã diễn ra từ tháng 3. Quốc gia với dân số hơn 50 triệu người này đã xác nhận có 26.925 trường hợp mắc Covid-19 và 474 trường hợp tử vong.
Ngoài Real Capital Analytics, nhiều công ty phân tích dữ liệu bất động sản khác cũng theo dõi rất kỹ thị trường châu Á, một phần bởi người dân các châu Á thực hiện rất nghiêm ngặt các quy định về phòng chống và giãn cách xã hội.
Mới đây, tập đoàn bất động sản toàn cầu CBRE cũng đã đưa ra báo cáo về thị trường bất động sản trong quý 3/2020. Theo đó, tỷ lệ giao dịch bất động sản tại châu Á đã giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi con số này ở châu Âu và châu Mỹ lần lượt là 33,4% và 59,5%.Việc thực hiện giao dịch rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà đại dịch Covid-19 gây ra cho từng quốc gia. Ví dụ, Úc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề do virus corona gây ra, kéo theo đó là tỷ lệ khối lượng giao dịch tại 2 thành phố lớn là Sydney và Melbourne đã giảm tới 61%. Ngược lại, tại Đài Loan, khối lượng giao dịch tăng hơn 168% so với năm 2019.
Việc giao dịch bất động sản vẫn bị cản trở bởi những hạn chế mà virus corona gây ra. Điều này gây ra sự khó khăn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn tới xem dự án trực tiếp.
Báo cáo của Real Capital cho biết: "Các thị trường lớn của châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là những nơi có cơ sở đầu tư trong nước lớn, có thể thu hồi vốn nhanh hơn các thị trường khác trong bối cảnh hiện nay. Điều này giúp họ tạo ra nhiều lợi thế trong thời kỳ đại dịch hoành hành".
Một điều tích cực đó là giá bất động sản không có quá nhiều sự thay đổi. Người bán và người mua hiện có những suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau.
"Ngay cả ở Sydney, Melbourne hay Singapore, những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch Covid-19, giá cả vẫn được duy trì ở mức ổn định. Không có quá nhiều thay đổi so với mức giá trước khi đại dịch bùng phát", người đại diện của Real Capital Analytics cho biết.
-
Ngành quản lý bất động sản trong năm 2020: Thay đổi để thích nghi
CafeLand - Nghiên cứu mới cho thấy cách các chủ đầu tư bất động sản hàng đầu thế giới đang dành những sự ưu tiên nhất định cho khách hàng trong khi tìm kiếm các cơ hội mới.
-
Khối lượng giao dịch bất động sản tại châu Á tăng mạnh trong quý 3/2020
CafeLand - Tổng mức đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại châu Á trong quý 3/2020 đã giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 35 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực khi số lượng giao dịch trong quý 3 đã tăng 35% so với quý 2.
-
Đại dịch thay đổi chiến lược của các nhà đầu tư bất động sản toàn cầu
CafeLand - Đại dịch đã thay đổi rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người. Tất nhiên, nó cũng gây ra tác động lớn đến các nhà đầu tư.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.