Thông tin trên được ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều 6/9
Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN, với hạn mức tín dụng một trong những yêu cầu cao nhất đặt ra là tránh việc lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Đây không chỉ là chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội mà còn là Nghị quyết của Trung ương bởi vì điều kiện quan trọng là tiếp tục ổn định kinh tế xã hội của đất nước.
Chính vì thế, nhiệm vụ duy trì tỉ lệ lạm phát được đặt ra từ đầu năm là dưới 4% và mục tiêu đặt ra là từ 6-6,5%. Ngân hàng Nhà nước cũng đặt ra mức 14% tùy điều kiện thực tế để thay đổi linh hoạt. Để thực hiện việc này, ngay từ đầu năm, trong điều kiện nền kinh tế không có những biến động, đặc biệt là giá cả xăng dầu, một số hàng hóa ảnh hưởng chung cả nước hiện nay thì 14% này có thể nói được tính toán tương đối đầy đủ. Từ đầu năm cũng đã ra chỉ tiêu hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng.
“Đến hiện nay, tốc độ tăng trưởng lên đến 9,91%, rất cao so với cùng kỳ năm ngoái và có thể nói đã sử dụng hết hạn mức đầu năm. Phần còn lại NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tín dụng trong một, hai ngày tới”, ông Tú cho biết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú. Ảnh: VGP
Được biết, việc điều chỉnh “room” tín dụng đợt này của NHNN vẫn dựa trên đơn xin “nới room” của các ngân hàng thương mại và căn cứ điểm xếp hạng của NHNN nước với các ngân hàng này.
Về lạm phát, Phó Thống đốc thường trực NHNN, cho biết đây không còn là nguy cơ mà là rủi ro hiện hữu với nền kinh tế, dù chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam chỉ tăng 2,58% trong giai đoạn từ đầu năm 2022 tới tháng 8/2022, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Để chống lạm phát, nhiều ngân hàng trung ương lớn đã điều chỉnh tăng lãi suất. Cụ thể, FED tăng tổng cộng 2,25%, ECB tăng 0,5% – qua đó chấm dứt 11 năm duy trì lãi suất thấp. Với Việt Nam, NHNN vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ở mức 14%, qua đó đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, kiểm soát giá trị đồng tiền và ổn định kinh tế vĩ mô.
Cũng theo ông Tú, NHNN sẽ phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại vận dụng tối nội lực hiện hữu, cắt giảm các khoản chi phí hoạt động để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch dịch Covid-19, qua đó thực hiện mục tiêu vừa kiểm soát lạm phát vừa tăng cường nguồn lực cho phục hồi kinh tế.
“Năm 2022 lẽ ra phải tăng lãi suất, nhưng NHNN không thay đổi mặt bằng lãi suất. So với tương quan các nước có xu hướng điều chỉnh tăng lãi suất nhanh thì Việt Nam thực tế lại giảm lãi suất để các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn với giá rẻ hơn”, ông Tú nói và cho biết lãi suất huy động và cho vay chỉ tăng lần lượt 0,25% và 0,24%, mức tăng thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực.
-
Nới room tín dụng là chuyện sớm muộn
Trong báo cáo đánh giá triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) cho rằng, nới room tín dụng là chuyện sớm muộn. Dù diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng nhưng nới room tín dụng sẽ giúp các ngân hàng kịp thời đạt được kế hoạch kinh doanh trong năm nay.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.