Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, trong xu thế kinh tế toàn cầu suy giảm tăng trưởng, chúng ta vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, phấn đấu đạt từ 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng từ 2 con số những năm tiếp theo.
Do đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu 3 tăng tốc, gồm:
Tăng tốc, tập trung huy động tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 11-12% so với năm 2024 để phục vụ mục tiêu tăng trưởng;
Tăng tốc, bứt phá giải ngân 100% vốn đầu tư công trước 31/12/2025;
Tăng tốc, dồn lực để hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước 27/7, trên phạm vi toàn quốc trước ngày 31/8/2025 và hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội trước 31/12/2025.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, trong đó đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tín dụng qua giao chỉ tiêu hạn mức cho từng ngân hàng. Thay vào đó, cơ quan này cần chuyển việc điều hành theo cơ chế thị trường và xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng. Việc này cần báo cáo Thủ tướng trong tháng 7.
Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý (16%). Ngoài ra, cơ quan này cũng cần chỉ đạo các nhà băng hạ lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng được giao nhiệm vụ giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và trình Nghị định 24 sửa đổi về quản lý thị trường vàng trong tháng 7.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. So với cùng kỳ của năm 2024 (cuối tháng 6/2024) tín dụng tăng 18,87%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023 trở lại đây.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên các mức lãi suất điều hành để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tín dụng.
Ở phía thị trường là các ngân hàng thương mại, với vai trò thực thi các chính sách, các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, tạo nền tảng để tiết kiệm chi phí, qua đó giảm lãi suất cho vay.
Kết quả lãi suất cho vay bình quân của các khoản cho vay mới ở mức là 6,38%/năm, giảm khoảng 0,6% so với cuối năm 2024.
-
Ngân hàng sẵn sàng "bơm vốn" vào nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025
Tín dụng tiếp tục được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Tại các Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, nhiều ngân hàng lớn như VietinBank và ABBank đã hé lộ kế hoạch tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đồng thời tái định hướng chiến lược cấp vốn vào những lĩnh vực kinh tế thiết yếu, có khả năng lan tỏa cao.
-
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%
Mục tiêu của Chính phủ đề ra trong năm 2025 là tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Do vậy, năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%.
-
Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
Ngày 30/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo với các tổ chức tín dụng về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.








-
Ngân hàng sẵn sàng "bơm vốn" vào nền kinh tế, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025
Tín dụng tiếp tục được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Tại các Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, nhiều ngân hàng lớn như VietinBank và ABBank đã hé lộ kế hoạch tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đồng thời tái đị...
-
Một ngân hàng dự kiến bơm 328.000 tỷ đồng vào nền kinh tế
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố kế hoạch bơm 328.000 tỷ đồng vào nền kinh tế trong năm 2025, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng và góp phần ổn định thị trường tài chính. Đây được xem là cú hích quan trọng t...
-
5 ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm gần 50% dư nợ nền kinh tế
Dư nợ tín dụng 5 ngân hàng thương mại là hơn 7,7 triệu tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Năm nay ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, các ngân hàng này sẽ đưa hàng triệu tỷ đồng ra để phục vụ cho nền kinh tế....