Ảnh minh họa.
Techcombank dẫn đầu xếp hạng CAMEL
Techcombank giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng CAMEL của Yuanta nhờ chất lượng tài sản cải thiện. Đến cuối quý 4/2024, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm 4 điểm cơ bản so với năm trước, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tăng 12 điểm phần trăm, đạt 114%.
Vietcombank đứng thứ hai nhưng có sự sụt giảm nhẹ do tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (PATMI) năm 2024 chỉ đạt 2,4% so với cùng kỳ. Biên lãi ròng (NIM) giảm 15 điểm cơ bản do Vietcombank chủ động hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng khoán Yuanta dự báo trong năm 2025, Vietcombank có thể tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho người vay nhưng với quy mô thấp hơn so với năm 2024. Do đó, ngân hàng này có khả năng lấy lại vị trí số một trong bảng xếp hạng CAMEL.
VietinBank thăng hạng nhờ lợi nhuận cải thiện
VietinBank vươn lên vị trí thứ 5 nhờ kết quả kinh doanh tích cực. Trong quý 4/2024, thu nhập khác (chủ yếu từ thu hồi nợ xấu) tăng 71% so với cùng kỳ, trong khi dự phòng giảm 45%, giúp lợi nhuận cải thiện đáng kể.
Dù không nằm trong nhóm 10 ngân hàng dẫn đầu xếp hạng CAMEL của Yuanta, HDBank và VPBank vẫn được cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình ngành nhờ tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.
Tăng trưởng tín dụng – động lực chính của ngành ngân hàng
Yuanta dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2025 sẽ được hỗ trợ bởi hai yếu tố chính: tăng trưởng tín dụng tích cực và chất lượng tài sản được cải thiện. Với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đề ra, tín dụng cần tăng trưởng ít nhất 16% để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này sẽ thúc đẩy thu nhập lãi ròng của các ngân hàng.
Ngoài ra, Yuanta kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ cải thiện rõ rệt trong nửa cuối năm 2025 nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản. Khi bất động sản khởi sắc, các ngân hàng có thể xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, kiểm soát rủi ro tốt hơn. Xu hướng này đặc biệt có lợi cho các ngân hàng có danh mục cho vay bất động sản lớn như MB, VPBank và Techcombank, giúp họ nâng cao lợi nhuận đáng kể.
-
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
-
“Cởi trói” tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Quảng Nam muốn được các ngân hàng, tổ chức tín dụng có động thái cởi mở hơn để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
-
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội: Giải ngân 2.845 tỷ đồng, đạt 2,37% tổng vốn
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội (NOXH) – một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở giá rẻ – đã đạt được một số kết quả nhất định.








-
Tín dụng bất động sản nới lỏng trong thận trọng
Thị trường bất động sản có thể đón làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi.
-
Hé lộ các nhà băng khả năng được nới room tín dụng lần 2
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cấp bổ sung hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng từ 80% hạn mức được cấp. Đây là lần cấp hạn mức tín dụng bổ sung thứ 2 trong năm 2024 (lần 1 vào tháng 8/2024) với quyết tâm hoàn thành mục ...
-
Vì sao ngân hàng “trải thảm”, doanh nghiệp vẫn than không vay được?
Các công ty mà không vay được để sản xuất kinh doanh không phải vì ngân hàng không cho vay mà do bản thân doanh nghiệp không muốn vay.