Dù có nhiều nỗ lực từ Chính phủ, song các nhà phân tích nhận thấy Việt Nam khó có bước đột phá cho bài toán lạm phát, lãi suất và tỷ giá.

Kinh tế 2010 gặp phải vấn đề lớn là lạm phát. Do việc nới lỏng tiền tệ từ giữa năm để đạt mức tăng trưởng mục tiêu là 6,5%, áp lực lạm phát trở lại mạnh mẽ từ đầu quý IV (tháng 9) và leo lên 11,75% trong cả năm.

Ths. Nguyễn Xuân Thành, Phó Giám đốc Phụ trách Nghiên cứu Chính sách Chươ ng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM, cho rằng, bài toán lạm phát gắn với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tín dụng tăng kích thích thị trường chứng khoán như ng cũng kéo theo tăng lạm phát - điều này lý giải "phản ứng chính sách giật cục" năm qua.

Muốn dự đoán tình hình lạm phát trong năm 2011 phải căn cứ vào sự gia tăng tín dụng. Trong năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 25%, tín dụng thực tế dựa theo con số ước tính được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/12 tăng 29,8%.

Năm 2011, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 23% (thắt chặt hơ n so với năm 2010). Nếu duy trì được cam kết 23% thì lạm phát năm nay sẽ giảm. Song nếu không thực hiện được cam kết này, để tín dụng tăng cao hơ n, thì lạm phát sẽ vẫn ở mức 2 con số.

Lạm phát luôn cao, các cán cân vãng lai và thanh toán thiếu hụt và dự trữ ngoại hối xuống thấp từ 2007 đến nay tạo áp lực trên tỷ giá VNĐ (mất giá 25% từ năm 2005).

Xu thế chung trong năm nay, phục hồi tăng trưởng sẽ nhanh như ng lạm phát và bất ổn kinh tế tăng khiến lòng tin thị trường yếu. Nhận định của T.S Bùi Trường Giang cho rằng “Bức tranh năm 2011 không hề sáng sủa hơ n so với năm 2010”.

Việc phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô thiếu nhất quán vừa qua đã kích thích "tâm lý bầy đàn".

Sức ép tiền tệ năm 2011 gia tăng do tỷ lệ lạm phát cao đi cùng với mức dự trữ ngoại hối sụt giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm. Rủi ro về nợ công, lãi suất và tỷ giá vẫn còn tồn đọng.

Chênh lệch lãi suất cao so với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác ở châu Á. Ông Thành cho rằng, lãi suất cao không chỉ với tiền đồng mà còn với USD. Nguyên nhân nằm ở tính thanh khoản của Ngân hàng. Nếu chỉ thắt chặt tiền tệ thì chư a đủ để giải quyết vấn đề lãi suất, mà phải giải quyết được thanh khoản trong ngân hàng, dự kiến phải chờ đến sau quý III.

Trước mắt chư a thể áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi, song việc điều hành cần đảm bảo nguyên tắc không để 2 giá.

Cafeland.vn - Theo DVT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland