Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát đi Thông báo số 187/TB-UBND bổ sung danh mục hàng hóa là cát làm vật liệu xây dựng vào diện phải kê khai giá.
Tỉnh Quảng Ngãi bổ sung mặt hàng cát làm vật liệu xây dựng thuộc diện phải kê khai giá
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện đăng tải danh sách các tổ chức, cá nhân thuộc diện phải kê khai giá cát xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện việc kê khai giá bán đối với mặt hàng cát xây dựng.
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân thuộc diện kê khai giá cát xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện việc kê khai và gửi về Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan theo đúng quy định của pháp luật về kê khai giá.
Cùng với đó là niêm yết và thực hiện đúng mức giá đã kê khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm giải trình mức giá đã kê khai theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Động thái trên của UBND tỉnh Quảng Ngãi xuất phát từ đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo số 551/SXD-CL&VL ngày 31/3/2023 về việc báo cáo tình hình nguồn cung cấp, giá vật liệu xây dựng (đá, cát, đất) trên địa bàn.
Thời gian qua, nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã xảy ra tình trạng cát xây dựng khan hiếm. Cụ thể, giá cát ở Quảng Ngãi đã tăng từ 200.000 lên hơn 350.000 đồng/m3 khiến các nhà thầu lẫn người dân đối mặt với nhiều khó khăn.
Trước thực trạng giá cát xây dựng leo thang xuất phát từ nguồn cung khan hiếm, Quảng Ngãi đang gấp rút tìm giải pháp “hạ nhiệt” giá cát.
Theo đó, cùng với đôn đốc các doanh nghiệp trúng đấu giá các mỏ cát, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục; đẩy nhanh thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và cấp phép khai thác… Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra lộ trình dự kiến thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong vòng 6 tháng sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp phải đưa vào khai thác mỏ cát. Doanh nghiệp phải cam kết, nếu quá trình khai thác để xảy ra sạt lở thì phải dừng khai thác vô điều kiện.
-
Giải quyết tình trạng khan hiếm, đội giá cát xây dựng bằng cách nào?
Thiếu nguồn cát xây dựng đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt, nhiều công trình bị ngưng trệ, có khả năng không đạt tiến độ đề ra... Trong bối cảnh đó, việc sử dụng cát biển thay thế là giải pháp cấp thiết lúc này.
-
Thiết cát xây dựng trầm trọng ở miền Trung và Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng có chỉ đạo “nóng”
Trước tình trạng thiếu nguồn cung, giá cát xây dựng cao đột biến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình trạng thiếu cát, vật liệu san lấp, đề xuất giải pháp cụ thể.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....