Ngày 8/3, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1432/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phản ánh của các cơ quan truyền thông về thiếu cát xây dựng, vật liệu san lấp ở miền Trung và Tây Nam Bộ.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình trạng thiếu cát, vật liệu san lấp ở miền Trung và Tây Nam Bộc, đề xuất các giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình trạng thiếu cát, vật liệu san lấp ở miền Trung và Tây Nam Bộ
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, 10 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần khoảng 17,1 triệu m3 đá, 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp nền. Tuy nhiên, khả năng khai thác, cung ứng vật liệu theo giấy phép chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án.
Cụ thể, vật liệu đá còn thiếu khoảng 7,5 triệu m3 (tỉnh Hà Tĩnh 1,4 triệu m3; Quảng Bình 1,56 triệu m3; Quảng Trị 0,75 triệu m3; Quảng Ngãi 0,23 triệu m3; Bình Định 1,43 triệu m3; Phú Yên 1,64 triệu m3; Khánh Hòa 0,5 triệu m3); vật liệu cát còn thiếu khoảng 1,9 triệu m3 (tỉnh Hà Tĩnh 0,21 triệu m3; Quảng Bình 1 triệu m3; Quảng Trị 0,08 triệu m3; Quảng Ngãi 0,03 triệu m3; Bình Định 0,3 triệu m3; Phú Yên 0,17 triệu m3; Khánh Hòa 0,1 triệu m3); vật liệu đất đắp còn thiếu khoảng 3 triệu m3 (tỉnh Hà Tĩnh 2,3 triệu m3; Quảng Ngãi 0,7 triệu m3).
Tương tự, với cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, tổng nhu cầu vật liệu xây dựng khoảng 1,37 triệu m3 đá các loại và khoảng 1,7 triệu m3 đất đắp nền. Riêng lượng cát đắp nền khoảng 18,5 triệu m3 (phải thi công trong 18 tháng để chờ lún) vẫn thiếu.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, qua khảo sát của tư vấn và làm việc trực tiếp của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các địa phương, cho thấy trữ lượng vật liệu để làm đường cao tốc không thiếu. Tuy nhiên, cần sớm nâng công suất các mỏ đang khai thác và đẩy nhanh thủ tục để khai thác mỏ mới.
Trong khi chờ cấp phép được giao mỏ, một thực tế rất khó khăn và bất cập đó là giá vật liệu theo thông báo giá của tỉnh là quá cao so với mặt bằng chung của các địa phương lân cận và giá mà nhà thầu phải mua thực tế cao “chót vót” so với giá niêm yết của các mỏ.
Qua rà soát, so sánh một số giá vật liệu chủ yếu cho dự án ở các địa phương Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đang có sự chênh lệch giá tương đối lớn. Ví dụ đá 1x2cm tại Bình Định công bố giá 243.000 đồng/m3, Phú Yên công bố 459.000 đồng/m3; cấp phối đá dăm Bình Định công bố 127.000 đồng/m3 nhưng Phú Yên 299.000 đồng/m3; cát Bình Định có giá 95.000 đồng/m3, còn Phú Yên là 190.000 đồng/m3; đất Bình Định công bố 30.000 đồng/m3, còn Phú Yên là 120.000 đồng/m3.
-
“Giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên cao gấp 2, gấp 3 các tỉnh lân cận”
Đó là phản ánh của các đơn vị thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....