Mặt bằng dự án cầu Ngọc Hồi.
Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên.
Việc đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi nhằm hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 kết nối trực tiếp với tỉnh Hưng Yên, kết hợp với hệ thống đường hướng tâm của thành phố Hà Nội (trục đô thị Mê Linh, trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long, Lê Văn Lương, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ), chia sẻ và phân bổ lưu lượng, tránh tình trạng các phương tiện giao thông có nhu cầu di chuyển từ phía bắc, tây-bắc của thành phố về phía đông-nam của thành phố phải di chuyển qua trung tâm thành phố từ đó giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trên các tuyến đường hiện có như Vành Đai 3, đường Giải phóng (Quốc lộ 1A), Đường 70...
Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi cũng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và giảm tải cho các cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Thăng Long và Vĩnh Tuy, từng bước hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội, bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thủ đô và phát triển không gian đô thị hiện đại hai bên sông Hồng.
Bên cạnh đó, việc cầu Ngọc Hồi được đầu tư xây dựng sẽ giúp tăng cường sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo tiền đề cho việc phát triển Du lịch sinh thái và tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 tỉnh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi, liên kết các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Ecopark, Khu đô thị Đại An, Khu đô thị Dream City… từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực phía nam của thành phố, cũng như các tỉnh phía nam và đông-nam của Vùng Thủ đô như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh.
Về quy mô, dự án có tổng chiều dài khoảng 7,5km, trong đó trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 5,4km, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 2,1km.
Điểm đầu Km0+00 kết nối với điểm cuối tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn Phúc La-Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ cách cao tốc khoảng 360m về phía Đê Hữu Hồng, trên địa bàn Thanh Trì, Hà Nội.
Điểm cuối Km7+500 kết nối với đường Vành đai 3,5 cách đê Tả Hồng khoảng 700m về phía cao tốc Hà Nội-Hải Phòng trên địa bàn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến bao gồm cầu và đường song hành hai bên từ 60m÷80m.
Cầu chính vượt sông Hồng dài khoảng 680m, bề rộng cầu chính (gồm cả lề kiểm tra) 32,3m, tổng bề rộng cầu (gồm cả phần neo dây văng) là 38,3m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Trong đó, cầu dẫn dài khoảng 6,52km, bề rộng cầu dẫn là 33m.
-
Hà Nội chuẩn bị có hai cây cầu mới vượt sông
Sau hơn một thế kỷ gồng gánh cả đường sắt lẫn đường bộ, cầu Đuống chuẩn bị nhường chỗ cho hai cây cầu hiện đại, được kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông giữa Long Biên và Gia Lâm (Hà Nội).
-
Hà Nội làm chủ đầu tư dự án cầu Ngọc Hồi 11.770 tỷ đồng nối liền Hưng Yên
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, thống nhất giao Hà Nội làm chủ đầu tư dự án, theo đề xuất của Bộ Tài chính và căn cứ các quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Thủ đô năm 2024.
-
Hà Nội “chốt” phương án tuyến cầu Tứ Liên: Kết nối xuyên tâm, giảm tải cầu Long Biên
Cầu Tứ Liên – một trong bốn cây cầu vượt sông Hồng được quy hoạch tại Hà Nội – vừa chính thức được phê duyệt phương án tuyến và vị trí công trình. Đây là bước tiến quan trọng giúp hiện thực hóa quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.








-
Vừa khởi công loạt dự án lớn ở Cần Giờ và Long An, Vinhomes tiếp tục báo lãi hơn 2.650 tỷ đồng quý 1
Quý đầu năm 2025 Vinhomes ghi nhận lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 2.652 tỷ đồng, tăng 193% so với quý 1/2024 nhờ bàn giao sản phẩm tại các dự án ở Hải Phòng và Hưng Yên.
-
HDMon, Vingroup “đặt gạch” cho 2 dự án 85.000 tỷ đồng ven sông Đáy
Thanh Oai – vùng đất ven sông Đáy liên tiếp đón nhận những đề xuất đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng từ các tập đoàn bất động sản lớn như HDMon và Vingroup.
-
Hà Nội thống nhất sắp xếp từ 526 còn 126 xã, phường
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.