Phương án kiến trúc cầu Ngọc Hồi.
Điểm nhấn giao thông liên vùng
Cầu Ngọc Hồi sẽ bắc qua sông Hồng, với chiều dài toàn tuyến khoảng 7,5 km, bắt đầu từ địa phận huyện Thanh Trì (Hà Nội) và kết thúc tại huyện Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, phần tuyến thuộc Hà Nội dài khoảng 5,4 km; phía Hưng Yên dài 2,1 km. Cầu chính vượt sông và các cầu dẫn dài 7,2 km, rộng 33 m; đoạn đường đầu cầu phía Hưng Yên dài 300 m, mặt cắt lên tới 60 m.
Dự án được chia thành 6 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần số 3 (cầu và hai đường dẫn) có mức đầu tư lớn nhất, khoảng 10.198 tỷ đồng.
Sơ bộ, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 11.770 tỷ đồng, sử dụng ngân sách của TP. Hà Nội và nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương giai đoạn 2026–2030.
Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Hà Nội rà soát và đề xuất mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách trung ương cho Dự án thành phần 3, trên cơ sở Nghị quyết số 70/2025/UBTVQH15 và khả năng cân đối vốn trong kế hoạch trung hạn.
Về phần mình, UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Hưng Yên sẽ chịu trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các hạng mục giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng đường song hành và phần vốn còn thiếu ở cả dự án thành phần 3 và các dự án liên quan.
Tạo trục động lực phát triển phía Nam Thủ đô
UBND TP. Hà Nội khẳng định, dự án là điểm then chốt để từng bước hoàn thiện đường Vành đai 3,5, giải tỏa áp lực giao thông cửa ngõ phía Nam, kết nối liên vùng giữa Hà Nội và Hưng Yên, mở ra không gian phát triển mới cho khu vực.
Cầu Ngọc Hồi không chỉ là một công trình giao thông mà còn là trục động lực kinh tế – xã hội, thúc đẩy liên kết vùng, lan tỏa cơ hội đầu tư và góp phần tái cấu trúc không gian đô thị theo định hướng phát triển bền vững của Thủ đô.
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào 2 đại dự án nhà ở xã hội tại Đông Anh, tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng
Hai dự án nhà ở xã hội quy mô lớn vừa được TP. Hà Nội công bố, với tổng mức đầu tư vượt 16.000 tỷ đồng, hứa hẹn tạo bước đột phá cho phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu vực phía Bắc Thủ đô.
-
Hà Nội đề xuất giảm mạnh số lượng xã, phường – từ 526 còn 126 đơn vị sau sắp xếp
Chiều 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức cuộc họp thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đề án, sau sắp xếp, toàn thành phố sẽ chỉ còn 126 xã, phường, giảm gần 76% so với con số hiện tại là 526 đơn vị.
-
Năm nay Hà Nội và TP.HCM sẽ khởi công các tuyến metro nào?
Trong năm 2025, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và Hà Nội dự kiến sẽ khởi công 3 tuyến metro.






-
CityLand được giao 6 ha đất tại Mễ Trì, Hà Nội để làm khu nhà ở thấp tầng
TP Hà Nội vừa giao hơn 6 ha đất tại ô đất CQ1.1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (cũ) cho Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand) để đầu tư khu nhà ở thấp tầng kết hợp hạ tầng xã hội và tiện ích công cộng....
-
Hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp muốn làm dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng tại Đông Anh
Cuộc đua giữa hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp – Viglacera và Kinh Bắc đang nóng lên tại Đông Anh (Hà Nội) khi cùng lúc đăng ký thực hiện hai siêu dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 16.149 tỷ đồng, quy mô gần ...
-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....