Được biết, dự án đầu tư xây dựng sân golf và tổ hợp văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ mát và du lịch Hà Nội được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư theo Quyết định 369/QĐ-UB ngày 12/2/2003. Địa điểm thực hiện tại khu B Đại Lải, xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh (nay là TP Phúc Yên), tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích đất dự án là 349,3ha. Chủ đầu tư – doanh nghiệp thực hiện dự án là Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.
Ngày 5/1/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định phê duyệt tách Dự án sân golf và tổ hợp văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ mát và du lịch tại xã Ngọc Thanh thành 2 dự án độc lập là Dự án Khu nhà ở sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải và Dự án Tổ hợp sân Golf ngôi sao Đại Lải.
Theo thông tin công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 30/11/2016, các cổ đông của công ty trước khi có sự chuyển đổi bao gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Hà Nội nắm giữ 33,33% cổ phần (tương đương 50 tỷ đồng); Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại nắm giữ 33,33% cổ phần (tương đương 50 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sao Việt nắm giữ 23,34% (tương đương 35 tỷ đồng); ông Đoàn Văn An nắm giữ 10% (tương đương 15 tỷ đồng).
Trong đó, đáng chú ý là Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại do bà Đoàn Thị Liên làm người đại diện theo pháp luật và có địa chỉ cùng với địa chỉ thường trú cùng với địa chỉ của ông Đoàn Văn An. Ông An được biết đến là cựu cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Sân gôn Ngôi sao Chí Linh (Hải Dương). Năm 2017, ông An bị lãnh án 13 năm tù trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng GPBank.
Theo đăng ký kinh doanh sửa đổi ngày 30/11/2016, ông Đoàn Văn An và Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sao Việt không còn nắm giữ cổ phần tại Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam. Số cổ phần này được chuyển nhượng cho ông Hoàng Trọng Trung (nắm giữ 33,33% cổ phần, tương đương 50 tỷ đồng).
Hồ Đại Lải, nơi dự án của Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đang được thực hiện là công trình cung cấp nước ngọt cho tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội đồng thời là danh thắng nổi tiếng. Hồ rộng tới 5,25 km² và các vùng phụ cận đồi núi, rừng cây có tổng diện tích khoảng 30 km². Giữa hồ có đảo chim rộng 3 ha. Tuy nhiên, hiện xung quanh hành lang hồ, hàng chục nghìn khối đất được đổ thẳng xuống mép hồ.
Vào tháng 2/2020, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra đột xuất các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Tổng cục Thủy lợi đã làm việc với 4 doanh nghiệp đang có dự án kinh doanh, du lịch trong phạm vi hồ chứa nước Đại Lải. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian qua, các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đã san nền, đo đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.
Những doanh nghiệp này đã thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
-
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chưa nhận được báo cáo tỉnh Vĩnh Phúc vụ san lấp hồ Đại Lải
CafeLand – Đây là nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trước câu hỏi của Báo Giao thông về việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc có báo cáo gì với Chính phủ liên quan việc san lấp hồ Đại Lải chưa....
-
Vụ lấp hồ Đại Lải làm biệt thự nghỉ dưỡng, sân golf: Luật sư nói gì?
CafeLand - Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT vừa thành lập đoàn kiểm tra xác minh thông tin việc một số đơn vị có dấu hiệu xâm lấn hồ Đại Lải (xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc) làm dự án bất động sản. Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT cũng đã tiến ...
-
Vĩnh Phúc: Hồ Đại Lải bị thất lạc mốc giới
Trong khi Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra nghi vấn dự án xâm lấn mặt nước hồ Đại Lải thì tỉnh Vĩnh Phúc cho biết mốc giới hồ bị thất lạc nên không biết ai lấn ai.