05/09/2020 10:41 AM
CafeLand – Đây là nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trước câu hỏi của Báo Giao thông về việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc có báo cáo gì với Chính phủ liên quan việc san lấp hồ Đại Lải chưa.

Bao vây hồ Đại Lãi là các dự án sân gofl, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí

Cụ thể, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, hồ Đại Lải là một công trình nước ngọt rất quý, cung cấp nước ngọt cho Vĩnh Phúc, Hà Nội. Đồng thời cũng là một danh lam thắng cảnh tốt, rất đẹp. Vừa qua có phản ánh là có việc bạt đồi xả đất đồi xuống để san lấp.

Trước thông tin này, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra và xử lý nghiêm minh nếu có việc như vậy. Hiện nay, VPCP chưa nhận được báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật điều tra để báo cáo, các báo quan tâm chúng tôi sẽ trả lời sau.

Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh và xã Cao Minh thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc.

Sau loạt bài viết của báo chí về việc “bức tử hồ Đại Lải”, ngày 14/7/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5740/VPCP-NN do ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm ký truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu liên quan đến hồ Đại Lải.

Văn bản nêu rõ, hồ Đại Lải là công trình cung cấp nước ngọt cho Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, đồng thời là danh thắng nổi tiếng đang bị “xẻ thịt” một cách không thương tiếc. Suốt chiều dài gần 1km, hàng chục nghìn khối đất được bạt từ một quả đồi sát cạnh đổ thẳng xuống mép hồ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy sau gần 2 tháng, đến nay UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng về vụ san lấp hồ Đại Lải.

Đầu năm 2020, sau khi phát hiện thấy có hoạt động san lấp, đổ đất vào lòng hồ Đại Lải, Tổng cục Thủy lợi đã tiến hành kiểm tra đột xuất và ban hành Kết luận số 253/KL-TCTL-PCTTr ngày 20/02/2020.

Tại Kết luận này, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ ra các sai phạm trong giao đất, đổ đất tôn nền của doanh nghiệp trong phạm vi lòng hồ Đại Lải là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi, đất đai…

Theo kết luận 253, có 4 doanh nghiệp trong diện kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi gồm: Công ty TNHH Đại Lải (dự án khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải); CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng (dự án khu biệt thự và vu chơi giải trí Đại Lải – Paradise Đại Lải Resort; Công ty TNHH Đạt Tiến (dự án khu biệt thự, ẩm thực cao cấp Đảo Ngọc; CTCP Hồng Hạc Đại Lải (dự án khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải Resort).

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 41 cho phép chủ đầu tư san nền với thiết kế thấp nhất là 17,65m tại khu vực phía Tây Nam hồ. Như vậy, Quyết định 41 đã cho phép doanh nghiệp san nền dưới mực nước dâng bình thường của hồ (+21,50m), xâm phạm vào lòng hồ Đại Lải.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw

  • Ông chủ doanh nghiệp bị tố lấp hồ Đại Lải là ai?

    Ông chủ doanh nghiệp bị tố lấp hồ Đại Lải là ai?

    CafeLand - Mấy ngày gần đây trên báo chí xuất hiện thông tin Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đang san lấp hồ Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc để làm khu nghỉ dưỡng, sinh thái, xây biệt thự nhà vườn nhưng lại vi phạm, không có giấy phép hoạt động theo quy định. Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản số 1204 gửi Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) về việc phối hợp xử lý vi phạm này. Vậy chân dung những ông chủ doanh nghiệp lấp hồ này là ai?

N.Đăng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.