Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho TP Phúc Yên và 2 xã thuộc huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).
Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép nhiều doanh nghiệp khai thác du lịch tại đây với các dịch vụ như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf... Việc phát triển du lịch của các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ lụy lòng hồ bị thu hẹp và xảy ra tình trạng san lấp, lấn chiềm lòng hồ.
Việc lấn chiếm hồ Đại Lải đã được đề cập từ năm 2019. Đến đầu năm 2020, hoạt động lấn chiếm, "bức tử" hồ diễn ra rầm rộ với quy mô lớn, buộc các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNN phải vào cuộc kiểm tra và ban hành kết luận.
Lấp hồ không có giấy phép
Cụ thể, tại kết luận số 253 ngày 20/2/2020 của Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ.
Hàng nghìn m2 mặt hồ Đại Lải bị san lấp
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp còn sàn nền, xây tường kè, đáp đường ngăn hồ trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước nhưng không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép.
Cụ thể, theo kết luận 253, các doanh nghiệp trong diện kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi gồm Công ty TNHH Đại Lải; Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng; Công ty TNHH Đạt Tiến; Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải.
Nổi bật lên trong số các doanh nghiệp được kiểm tra là công ty TNHH Đại Lải với việc tôn nền dự án theo quyết định số 41 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp năm 2017 với mục đích xây dựng khu nhà ở sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, qua quá trình đối chiếu bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và theo các thông số kĩ thuật của hồ thì phần diện tích mà công ty TNHH Đại Lải thực hiện dự án là phần đất ngập hoàn toàn của hồ, tạo dung tích làm việc của hồ.
"Kiểm tra hiện trường, công ty TNHH Đại Lải đang thi công đổ đất vào lòng hồ có chiều dài khoảng 700m, chiều cao san lấp từ 2-3m", kết luận nêu.
Đáng chú ý, dù rầm rộ san lấp hồ nhưng công ty TNHH Đải Lại không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.
Đối với công ty TNHH Đạt Tiến, đơn vị này cũng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi). Tuy nhiên, công ty Đạt Tiến vẫn thực hiện dự án khu biệt thự, ẩm thực cao cấp Đảo Ngọc theo quyết định 4503 của tỉnh Vĩnh Phúc.
Quyết định trên của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, có cốt san nền. Kiểm tra hiện trường cho thấy, đơn vị này đã đóng cọc chắn sóng, kè bê tông, đổ đất lấn chiếm về phía lòng hồ (nằm ngoài ranh giới đất được giao) và đã trồng cây xanh, đường dạo bằng bê tông ven hồ.
Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ tên các doanh nghiệp san nền, đổ đất mà không có giấy phép
Tại bản kết luận, Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ, việc tôn nền đối với phần diện tích cao trình mực nước dâng bình thường đã vi phạm khoản 2, điều 163 Luật Đất đai và khoản 39, điều 2, Nghị định 01/2017 của Chính phủ.
Đồng thời, các doanh nghiệp gồm công ty Đại Lải, Nhật Hằng, Đạt Tiến đã san nền, đổ đất, xây tường kè trong phạm vi hồ chứa mà không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép được cấp là vi phạm pháp luật.
UBND thành phố Phúc Yên từng đề nghị tỉnh xuống cắm mốc giới
Tại buổi làm việc với VietNamNet, Chủ tịch UBND TP Phúc Yên Phan Tiến Dũng cho biết, sau khi Tổng cục thủy lợi có kết luận, UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra các dự án đang triển khai tại khu vực hồ Đại Lải. Thời gian kiểm tra từ ngày 17/4 và hạn cuối ban hành kết luận là không quá 30 ngày.
"UBND TP Phúc Yên chỉ là thành viên trong đoàn kiểm tra của tỉnh, về phân cấp quản lý thì mặt nước do Tổng cục Thủy lợi quản lý (Tổng cục giao cho Công ty Thủy lợi Phúc Yên). Còn các doanh nghiệp hoạt động thì tỉnh cấp phép và giao mốc giới", lời ông Dũng.
Nhiều dự án được tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép mọc lên ven hồ Đại Lải
Ở góc độ TP Phúc Yên, ông Dũng cho biết thời điểm trước kết luận của Tổng cục thì UBND TP cũng nhận được phản ánh của người dân về tỉnh trạng lấn hồ, tuy nhiên do thời điểm đó TP chưa nắm được mốc giới mà các doanh nghiệp được giao nên khó xử lý.
"Thành phố đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cử cán bộ chuyên môn xuống cắm mốc giới, bởi vì khi tỉnh giao mốc cho các doanh nghiệp thì TP không nắm được.
Hiện nay, các mốc giới chúng tôi đã nắm được và các doanh nghiệp cứ thực hiện trong mốc giới. Chúng tôi theo chỉ đạo của tỉnh đã yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng thi công, còn kết luận đúng sai thế nào phải chờ kết luận của đoàn kiểm tra tỉnh", ông Dũng nói.
-
Ông chủ doanh nghiệp bị tố lấp hồ Đại Lải là ai?
CafeLand - Mấy ngày gần đây trên báo chí xuất hiện thông tin Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đang san lấp hồ Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc để làm khu nghỉ dưỡng, sinh thái, xây biệt thự nhà vườn nhưng lại vi phạm, không có giấy phép hoạt động theo quy định. Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản số 1204 gửi Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) về việc phối hợp xử lý vi phạm này. Vậy chân dung những ông chủ doanh nghiệp lấp hồ này là ai?
-
Doanh nghiệp nào đứng đầu danh sách nợ thuế tỉnh Vĩnh Phúc?
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện công khai danh sách 102 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với số tiền gần 500 tỉ đồng.
-
Vĩnh Phúc thông xe cầu vượt gần 500 tỷ đồng, xoá nghẽn ở nút giao thông quan trọng
Dự án cầu vượt Nguyễn Tất Thành có 8 nhịp (2 nhịp chính và 6 nhịp dẫn), sử dụng công nghệ dây văng, trụ tháp cách điệu; bề rộng cầu 22,5m; tổng mức đầu tư dự án là 488 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách cấp tỉnh....
-
Khu công nghiệp sát cao tốc Nội Bài – Lào Cai tăng vốn đầu tư lên 6.300 tỷ đồng, gấp 7 lần mức cũ
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vừa công bố, KCN Thái Hoà – Liễn Sơn – Liên Hoà (khu vực II – Giai đoạn 1) được nâng vốn lên 6.361 tỷ đồng, tương đương khoảng 275 triệu USD, gấp 7 lần so với mức vốn đầu tư cũ là 914 tỷ đồng....