Các dự án ở trong khu vực hồ Đại Lải
Vấn đề là sai phạm có được xử lý triệt để hay xử phạt vi phạm hành chính và cho tồn tại là câu chuyện đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Vi phạm nghiêm trọng về đất đai
Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải, khu A (Flamingo Đại Lải) và khu B đều ở xã Ngọc Thanh, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Dự án do Cty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô đầu tư hơn 300 tỉ đồng và thuộc danh mục dự án có điều kiện, có thay đổi quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện. Dự án này và những dự án của các chủ đầu tư khác có những sai phạm trong quá trình thực hiện.
Một góc Flamingo. Ảnh: Flamingo Holding
Theo điều tra của GD&TĐ cho thấy cơ quan hữu trách tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, phát hiện Flamingo Đại Lải khu A, có 7,87 ha không có giấy phép (bổ sung) hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải.
Cùng không có giấy phép này còn có dự án Khu biệt thự vui chơi giải trí Đại Lải ( chủ đầu tư là Cty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng), diện tích 07 ha.
Dự án sân Golf và tổ hợp văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ mát (Cty TNHH Đại Lải- Việt Nam), diện tích 75,97 ha và dự án Khu dịch vụ du lịch Đảo Ngọc (Cty TNHH Đạt Tiến) 0,84 ha là hai dự án không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải. Điều này vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 2001, vi phạm Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ về: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Xác minh của GD&TĐ cho thấy quá trình thực hiện dự án ở khu vực hồ Đại Lải, các chủ đầu tư còn ngang nhiên sử dụng đất nằm ngoài phạm vi được giao (diện tích lên tới 11,579 ha).
Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải có diện tích vi phạm lên tới 4,9891 ha, Cty TNHH Đạt Tiến có diện tích vi phạm là 1,56 ha, Cty TNHH Đại Lải- Việt Nam có diện tích vi phạm lên tới 5,03 ha.
Các chủ đầu tư dự án cũng vi phạm quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đơn cử như dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải có 71.331 m2; Dự án khu nghỉ dưỡng M.Land, diện tích 3.026,8m2.
Việc xử lý có nghiêm như chỉ đạo?
Sau khi sai phạm của chủ đầu tư các dự án khủng tại khu vực hồ Đại Lải được làm rõ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 7113/UBND- NC2 yêu cầu các cơ quan liên quan xử lý vi phạm.
Một dự án ở hồ Đại Lải khi nhìn từ trên cao
Trong đó yêu cầu xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Bước đầu xác định Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc có trách nhiệm trong việc đôn đốc các chủ đầu tư dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu Sở KH&ĐT tỉnh này chủ trì với các sở ngành liên quan nghiên cứu báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét hủy bỏ quyết định về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái Đảo Tép, Chủ đầu tư là Cty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Hoàng chi nhánh Vĩnh Phúc.
Sở TNMT Vĩnh Phúc được yêu cầu chủ trì với Sở Xây dựng rà soát, đề xuất biện pháp xử lý liên quan đến các quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về điều chỉnh nội dung giao và cho thuê đất, một số loại đất…
Sở Xây dựng được giao rà soát, xác định hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình trong dự án không có giấy phép xây dựng.
Trong đó, Cty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải có khu A, công trình không đúng quy hoạch: Nhà opera house, bãi đỗ xe điện, điện chiếu sáng, sân vườn, san nền khu B; Công ty cổ phần Thanh Xuân với vi phạm là xây dựng 01 biệt thự có diện tích lớn hơn diện tích theo quy hoạch; Cty TNHH Đại Lải- Việt Nam với sai phạm là dự án sân Golf và tổ hợp văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ mát; Các hạng mục xây dựng không đúng với quy hoạch được duyệt…
UBND thành phố Phúc Yên, UBND xã Ngọc Thanh được yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong phạm vi hồ Đại Lải theo trách nhiệm và thẩm quyền.
-
Khu nghỉ dưỡng xây không phép sừng sững gần hồ Đại Lải
Khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc được xác định xây trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm dự án.
-
Vĩnh Phúc chi 1.200 tỷ biến hồ Đầm Vạc thành điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu, dự kiến triển khai từ năm 2025
Ngày 9/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã họp để thảo luận phương án quản lý, khai thác và phát huy giá trị hồ Đầm Vạc. Đây là một trong những thắng cảnh quan trọng của tỉnh, mang ý nghĩa lớn cả về môi trường lẫn kinh tế - xã hội. Theo kế hoạch, ...
-
DIC Corp muốn chuyển nhượng một phần dự án hơn 23.000 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc
DIC Corp đang đề nghị địa phương giao đất và tính tiền sử dụng đất đối với khu đô thị Nam Vĩnh Yên City Vĩnh Phúc. Các thủ tục dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 12/2024, tạo điều kiện để dự án sớm ra mắt thị trường....
-
Thông qua nhiều dự án hạ tầng tại địa phương sẽ trở thành đô thị loại I vào năm 2030
HĐND thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) bàn và quyết định một số nội dung về chủ trương đầu tư công.