Hồ Đại Lải nhìn từ trên cao. Ảnh: Mạnh Thắng
Nộp tiền thay trồng rừng do hết đất
Cụ thể, Sở NN&PTNT có văn bản xác định, Công ty CP M.Land đã hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp số tiền hơn 16,4 triệu đồng vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đối với Dự án Khu nghỉ dưỡng M.Land (diện tích 3.026,8m2).
Đối với Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải (khu A), ngày 8/10/2020, Sở NN&PTNT (Chi cục Kiểm lâm) làm việc nhưng Chủ dự án này khẳng định, không còn quỹ đất rừng để thực hiện trồng rừng thay thể diện tích 71.331 m2 đất lâm nghiệp.
Với lý do trên, Chủ Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải đề nghị thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc. Chủ dự án này cũng đề nghị áp dụng định mức trồng rừng thay thế tại Quyết định số 1759 ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc với đơn giá hơn 30 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, Sở NN&PTNT cho rằng, đề nghị của Chủ Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải là không có cơ sở xem xét, giải quyết.
Theo đó, đơn giá trồng rừng cần thực hiện theo Quyết định số 1661 ngày 9/7/2019 về việc phê duyệt mức đầu tư bình quân trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ Quyết định 1661, Chủ đầu Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải đã nộp hơn 387 triệu đồng vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp tục đề nghị dừng thi công dự án ở hồ Đại Lải
Đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ, Sở NN&PTNT có văn bản số 1353 hướng dẫn chi tiết các thủ tục cấp phép và đã gửi các đơn vị gồm: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên, Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam; Công ty CP H. Đại Lải; Công ty TNHH Đạt Tiến, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Nhật Hằng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Sở NN& PTNT chưa nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải; Sở NN&PTNT cũng chưa nhận được hồ sơ cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải của các doanh nghiệp này.
Về việc cắm mốc, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc xem xét bố trí vốn để thực hiện việc cắm mốc theo quy định pháp luật về thủy lợi. Thế nhưng Sở NN&PTNT cũng chưa nhận được hồ sơ cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên.
Từ những căn cứ trên, Sở NN&PTNT báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo tạm dừng toàn bộ các hoạt động thi công đào đất, san lập, tạo mặt bằng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đến khi các doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Sở NN&PTNT cho rằng, nhiệm vụ của hồ Đại Lải đến nay đã thay đổi nhiều so với trước đây, vì vậy cần thiết phải xin chủ trương của Bộ NN&PTNT để điều chỉnh quy trình vận hành cho phù hợp trong quá trình lập điều chính quy trình vận hành có nội dung công việc đo đạc lai thực tế, xác định chính xác diện tích mặt thoáng, dung tích hồ chứa ứng với từng mức cao trình...
Căn cứ Kết luận 253 của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo dừng thi công đối với các dự án để xảy ra sai phạm tại hồ Đại Lải.
-
Vĩnh Phúc: Xử lý doanh nghiệp vi phạm ở hồ Đại Lải có đầu voi đuôi chuột?
Sai phạm mang tính "hệ thống" của một loạt doanh nghiệp thực hiện các dự án khủng tại hồ Đại Lải có được cơ quan hữu trách tỉnh Vĩnh Phúc làm triệt để hay chỉ xử lý qua quýt cho có, coi thường pháp luật, dư luận?
-
Doanh nghiệp nào đứng đầu danh sách nợ thuế tỉnh Vĩnh Phúc?
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện công khai danh sách 102 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với số tiền gần 500 tỉ đồng.
-
Vĩnh Phúc thông xe cầu vượt gần 500 tỷ đồng, xoá nghẽn ở nút giao thông quan trọng
Dự án cầu vượt Nguyễn Tất Thành có 8 nhịp (2 nhịp chính và 6 nhịp dẫn), sử dụng công nghệ dây văng, trụ tháp cách điệu; bề rộng cầu 22,5m; tổng mức đầu tư dự án là 488 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách cấp tỉnh....
-
Khu công nghiệp sát cao tốc Nội Bài – Lào Cai tăng vốn đầu tư lên 6.300 tỷ đồng, gấp 7 lần mức cũ
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vừa công bố, KCN Thái Hoà – Liễn Sơn – Liên Hoà (khu vực II – Giai đoạn 1) được nâng vốn lên 6.361 tỷ đồng, tương đương khoảng 275 triệu USD, gấp 7 lần so với mức vốn đầu tư cũ là 914 tỷ đồng....