Ảnh minh hoạ
Tại Chỉ thị tăng cường quản lý về đất đai, giá đất mới đây, UBND TP Hải Phòng cho biết xuất hiện nhiều giao dịch có hiện tượng làm giá, mua đi bán lại nhiều lần tại cùng một thửa đất, vị trí. Điều này khiến giá đất trở nên cao bất thường.
Hải Phòng cho biết, nhà đầu tư trong lĩnh vực này khá đa dạng, có cả cá nhân và doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực bất động sản.
"Đây là hoạt động ‘làm thị trường’, để tạo ‘sốt đất’ của một nhóm nhà đầu tư có tổ chức, có kịch bản chuẩn bị sẵn, hoạt động bài bản, lợi dụng các thông tin quy hoạch nhằm tạo sốt đất ảo để kiếm lời", địa phương nêu rõ.
Tháng 4, giá đất tại Hải Phòng đã tăng hàng chục phần trăm, theo đánh giá của Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng trước.
Tình trạng này đã kéo theo nhiều hệ luỵ, gây mất cân bằng thị trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của thành phố, phát sinh các tiêu cực như tín dụng đen, mất an ninh trật tự.
Để hạn chế sốt đất, Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng bảng giá đất, tăng kiểm tra quản lý, sử dụng đất, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng dự án, tài sản; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, xử lý các trường hợp cố tình gây rối...
Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết thêm, từ đầu năm, giá đất giao dịch được ở vị trí đắc địa, có hạ tầng tốttrong đợt tăng vừa qua giao dịch ở mức 60-70 triệu đồng một m2, từ mức trên dưới 50 triệu đồng một m2 đầu năm. Tuy nhiên, giá đất sau đó có "đàn hồi", neo lại ở giá 50-60 triệu đồng. Những vị trí đất không quá đắc địa, ví dụ khu vực vành đai, duy trì quanh 18-20 triệu một m2.
Theo ông Đính, những khu vực đất nền tăng nóng được chính quyền cảnh báo, nằm ngoài các khu vực có dự án, được "bơm thổi" giá. "Bản chất đấy là đất tự do trong dân, đất dự án vốn đã cao và không có nhiều để bán", ông nói.
Số liệu của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đến hết quý I, tại các vùng ven Hải Phòng, giá đất trung bình đã tăng 60-70% so với cuối 2020. Tuy nhiên, ông Đính cho biết, hiện tại, các giao dịch đã chững, thị trường đất nền Hải Phòng có dấu hiệu hạ nhiệt.
Báo cáo thị trường bất động sản quý I của Bộ Xây dựng cũng cho biết, "cơn sốt" đất nền cục bộ tại nhiều địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống. Theo cơ quan này, các giao dịch chính thức được ghi nhận thực tế hầu như rất ít. Hình thức giao dịch tại nhiều địa phương sốt đất chủ yếu là đặt cọc, sau đó chuyển nhượng ngay khi giá tăng và xuất hiện nhà đầu tư khác có nhu cầu mua.
-
Khởi công xây dựng 3 toà nhà hỗn hợp Hoàng Huy Commerce hơn 3.700 tỉ
CafeLand - Sáng 11/5, UBND thành phố Hải Phòng và Tập đoàn Hoàng Huy đã phối hợp tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng 3 tòa nhà hỗn hợp Dự án Hoàng Huy Commerce tại phường Kênh Dương và phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân.
-
Vinaconex ITC tiếp tục bơm vốn cho “siêu dự án” hơn 10.900 tỷ đồng ở Hải Phòng
Vừa lên kế hoạch vay 2.800 tỷ đồng từ Ngân hàng VPBank, Vinaconex ITC tiếp tục muốn vay thêm vốn từ Công ty mẹ. Mục đích để thực hiện dự án Khu đô thị du lịch Cái giá, Cát Bà.
-
Nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Hải Phòng sắp về đích, hàng nghìn người lao động đón tin vui
Theo kế hoạch, dự kiến trong năm 2025 Hải Phòng sẽ khánh thành 10 dự án. Trong đó, có nhà máy Innotek Hải Phòng của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 47.122 tỉ đồng (hơn 1,1 tỉ USD)....
-
Hé lộ thời điểm khánh thành cây cầu hơn 2.300 tỷ nối siêu dự án 2,4 tỷ USD tại Hải Phòng
Công trình cầu Máy Chai và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Khu vui chơi, giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Vinhomes Royal Island), TP.Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng dự kiến sẽ khánh thành trong năm 2025....