Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam, trong quý IV/2012, TP HCM có 3 tòa nhà hạng B và 5 tòa nhà hạng C gia nhập thị trường TP HCM. Các tòa tháp này khiến nguồn cung văn phòng lên đến hơn 1,3 triệu m2 sàn, tăng 4% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cung leo thang nhưng cầu lại trượt dốc. Lực cầu về văn phòng cho thuê vào cuối năm 2012 xuống rất thấp. Quý IV, thị trường chỉ hấp thụ được 13.300 m2 sàn, giảm 56% so với quý III và giảm đến 70% so với cùng kỳ năm 2011. Trong cả năm 2012, tỷ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại TP HCM chỉ đạt khoảng 94.100 m2 sàn, giảm 50% so với năm 2011 và xuống thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay do kinh tế khó khăn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Knight Frank, vẫn còn nhiều cao ốc văn phòng tại TP HCM có tỷ lệ trống khá lớn. Cụ thể, Bitexco Financial Tower hiện nay còn 35% mặt bằng chưa có khách thuê, chủ yếu trống những tầng cao. President Place có tỷ lệ lấp đầy trước khai trương đạt khoảng 35%, diện tích còn lại đang trong giai đoạn "săn" khách. Hạng mục văn phòng của dự án Times Square tọa lạc ngay trung tâm quận 1 cũng chỉ công bố lấp đầy khoảng 65%, dự kiến hoàn thành vào quý II/2013.
Sức hấp thụ trên thị trường văn phòng cho thuê TP HCM xuống thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay do kinh tế khó khăn. Ảnh: Vũ Lê. |
Knight Frank phân tích, nhu cầu thuê văn phòng sụt giảm do tình hình nền kinh tế khó khăn và sự cắt giảm ngân sách từ các khách thuê. Hơn nữa, tổng nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam bị giảm sút, nhiều công ty cắt giảm nhân viên đã tác động lớn đến nhu cầu thuê văn phòng.
Theo đơn vị này, các công ty chỉ quyết định chuyển văn phòng nếu họ thỏa thuận được giá thuê thực tế thấp hơn giá thuê trong hợp đồng hiện tại. Ở thời điểm này hiếm có công ty chuyển đổi đến văn phòng tốt hơn, nếu như việc chuyển đổi này đồng nghĩa với việc họ phải chi trả mức giá thuê cao hơn.
Knight Frank dự báo văn phòng cho thuê tại TP HCM sẽ tiếp tục chịu áp lực rớt giá trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách khách thuê bị cắt giảm. Thêm vào đó, chủ các tòa nhà cũng sẵn sàng giảm giá để duy trì tỷ lệ lấp đầy của các cao ốc văn phòng còn trống. Trong quý IV/2012, văn phòng hạng A đã rớt giá nhẹ, đang ở mức 31 USD mỗi m2 một tháng. Hạng B giảm nhẹ, còn 21 USD mỗi m2 một tháng.
Tại Hà Nội, văn phòng cho thuê rơi vào cảnh khó khăn hơn. Các chủ đầu tư đã phải giảm giá mạnh, khuyến mãi đủ kiểu để câu khách giữa lúc kinh tế khó khăn do văn phòng khủng hoảng thừa.
Văn phòng Hà Nội "khát" khách thuê. Ảnh: Hoàng Lan |
Đơn cử, tòa nhà 319 Tây Sơn đưa ra hình thức cho thuê từ 100m2 trở lên được giảm giá từ 300.000 đồng mỗi m2 xuống còn 250.000 đồng mỗi m2, đã bao gồm VAT. Ngoài ra, khách thuê có thể đóng tiền từng tháng thay vì 3 tháng một như trước kia.
Một loạt khu vực tòa nhà ở Cầu Giấy cũng giảm giá. Tòa nhà Sannam cho thuê 14 USD mỗi m2 một tháng thì nay cũng giảm xuống còn chưa tới 10 USD. Tòa nhà CMC cũng chỉ còn 13-16 USD mỗi m2 một tháng, giảm 3-5 USD so với trước đó. Vinacone 9 cũng chỉ còn 10-12 USD mỗi m2 một tháng.
Trong năm 2012, tòa nhà ở khu vưc phía Tây có tốc độ giảm mạnh nhất, cá biệt có quý giảm đến mức 18%, một số tòa nhà ở khu vực trung tâm giảm tới 10% do phải đối mặt với hiện tượng tỷ lệ trống tăng. Tính cả năm, giá văn phòng hạng A, B giảm lần lượt 10,8% và 15,4% so với năm trước. Riêng trong quý 4/2012, tỷ lệ giảm thấp hơn, khoảng 2,4%; 3,1% đối với văn phòng hạng A và B.
CBRE đánh giá, các động thái giảm giá này đã giúp cho tỷ lệ trống giảm mạnh. Hạng A từ mức 37% vào thời điểm cuối năm 2011 xuống còn 21% tại thời điểm cuối năm 2012, và các tòa Hạng B giảm từ 26% xuống còn 23%.
Còn theo Cushman & Wakefield Việt Nam, trong 3 năm tới, tổng cung văn phòng tại Hà Nội có thể sẽ tăng gấp đôi mức hiện tại đẩy thị trường vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Bởi thế, thị trường văn phòng Hà Nội vẫn là một thị trường mà quyền lực thuộc về khách thuê.
Cushman & Wakefield dự báo, năm 2013, giá văn phòng cho thuê tiếp tục giảm. Dược phẩm, Luật, Điện tử Viễn thông và các ngành dịch vụ hỗ trợ khác sẽ thay thế ngành Tài chính Ngân hàng để trở thành nguồn khách thuê chủ yếu. Ngoài ra, các thương vụ chuyển nhượng dự án văn phòng sẽ phổ biến hơn bởi các chủ đầu tư sẽ tiếp tục tái cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
-
TP.HCM: lại xin chuyển căn hộ cao cấp thành bệnh viện
Sở quy hoạch kiến trúc TPHCM cho biết, đơn vị này đã đồng ý phương án xin chuyển toàn bộ dự án căn hộ cao cấp Thái Bình Plaza tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 sang làm bệnh viện Đa Khoa. Hiện sở đang yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh phương án mới về chuyển đổi công năng và điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, lập phương án cải tạo sửa chữa phù hợp với tiêu chuẩn của bệnh viện để trình UBND TP xét duyệt. <br/br>
-
Tiếp tục kiến nghị thu hồi đất dự án đã bồi thường 80% trở lên
“Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, giảm dần khiếu nại của người dân. <br/br>
-
Dân khổ với quy hoạch KCN treo
Cần Thơ lại nêu điệp khúc “rà soát”, “đẩy nhanh tiến độ”… <br/br>
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.