Multi family house, hay nhà cho nhiều gia đình, được định nghĩa là một tòa nhà có nhiều hơn một đơn vị nhà ở. Trong đó, mỗi đơn vị nhà ở thường có diện tích từ 70 – 150 m2.
Khối lượng đầu tư hàng năm cho các tài này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030, với giá trị các khoản đầu tư có khả năng vượt mức 20 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.
Các yếu tố đằng sau sự tăng trưởng dự kiến trong đầu tư cho nhà ở đa gia đình ở khu vực APAC bao gồm quá trình đô thị hóa vẫn được duy trì, tỷ lệ dân số thuê nhà tăng cao và khả năng chi trả của người dân được cải thiện.
Rober Anderson, một lãnh đạo cấp cao của JLL tại châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các tài sản đa gia đình cốt lõi chưa bao giờ lớn như lúc này”.
Ông Anderson cho biết thêm rằng thị trường nhà ở dành cho nhiều gia đình đang phát triển nhanh chóng. “Với nhiều sản phẩm có thể đầu tư sắp ra mắt, sự tham gia rộng rãi hơn của các nhà đầu tư tổ chức trong lĩnh vực này và các yếu tố cơ bản vững chắc, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu về tài sản này ở khu vực APAC sẽ tăng nhanh hơn”, ông Anderson chia sẻ.
Khối lượng đầu tư vào loại tài sản dành cho nhiều gia đình đã vượt quá khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản nói chung tại châu Á – Thái Bình Dương trong 9 tháng đầu năm.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này đạt 5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Điều này xảy ra bất chấp tổng khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản trong khu vực giảm 24% so với cùng kỳ. Các thị trường nhà ở dành cho nhiều gia đình hàng đầu trong khu vực bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Úc.
Triển vọng lạc quan về thị trường cho thuê tại khu vực APAC, được củng cố bởi việc lượng người đổ về các thành phố lớn ngày càng tăng, đã góp phần tạo nên sức hút cho nhà ở dành cho nhiều gia đình.
Tại Nhật Bản, JLL kỳ vọng thị trường nhà ở dành cho nhiều hộ gia đình sẽ mở rộng trong thập kỷ tới với việc các nhà đầu tư nhắm vào các khu vực đô thị lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya.
Tại Úc, cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở sau làn sóng di cư trong đại dịch Covid-19 bắt đầu phục hồi và cải thiện, qua đó trở thành động lực cho thị trường cho thuê tại quốc gia này.
Trong khi đó, bối cảnh thị trường nhà ở đa gia đình tại Trung Quốc cho thấy tiềm năng tăng trưởng to lớn, với việc các nhà đầu tư ngày càng tích cực hoạt động tại thị trường nhà ở đa gia đình ở một số thành phố lớn như Thượng Hải.
Các chuyên gia của JLL cho biết: “Trong khoảng 7 năm tới, Thượng Hải dự kiến sẽ nổi lên như một điểm đến đầu tư hàng đầu, được hưởng lợi từ khả năng mở rộng và cơ hội đầu tư ngày càng tăng”.
Khi các thị trường đa gia đình cốt lõi tại khu vực APAC tiếp tục thu hút một lượng vốn mới đáng kể, các chuyên gia của JLL tin rằng điều này sẽ đem đến những cơ hội mới tiềm năng hơn trên thị trường.
Pamela Ambler, một chuyên gia của JLL tại khu vực APAC, cho biết: “Các hoạt động chuyển đổi có thể là chủ đề nổi bật trong khu vực sinh sống ở khu vực APAC, do sự không phù hợp giữa cung và cầu về nhà ở cho thuê, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và trung tâm.
Do đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy việc triển khai vốn tích cực hơn để chuyển đổi các bất động sản kém hiệu quả thành các dự án nhà ở đa gia đình do doanh nghiệp quản lý, qua đó giải quyết tình trạng mất cân bằng này”.
-
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều gặp rắc rối với thị trường bất động sản
Cả Trung Quốc và Mỹ đang chứng kiến thị trường bất động sản chao đảo vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Giá nhà thế giới tăng trung bình 9% mỗi năm trong thập kỷ tới
Cuộc khảo sát mới nhất do Viện nghiên cứu Kinh tế IFO của Đức và Viện Chính sách Kinh tế Thụy Sĩ (IWP) dự kiến giá nhà sẽ tăng cao trên toàn thế giới trong mười năm tới, ở mức trung bình 9%/năm.
-
Khủng hoảng bất động sản thử thách hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới
Các ngân hàng của Trung Quốc, được đánh giá là hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới xét về mức tài sản, đang đứng trước bài kiểm tra năng lực mà cuộc khủng hoảng bất động sản đặt ra. Liệu hệ thống này có “quá lớn để có thể sụp đổ”?
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...